1. Các yêu cầu của quy trình lắp đặt tấm vách.
a.Dung sai đối với tấm.
− Chiều dài ( l ) các tấm lát không xác định. − Chiều rộng của các tấm lát ±2
− Chiều dày của các tấm lát ±0.6
b.Dung sai các vách.
– Dung sai đường mép nối các vách theo chiều vuông góc ±2mm trên chiều dài 1m.
− Sai số của đường chéo là 1mm trên 1m đo theo đường chéo của tâm. − Sai lệch về cao độ giữa các tấm lát với nhau là ±0.8mm
− Dung sai của khe hở giữa các tấm lát là 1mm.
2. Quy trình lắp đặt tấm vách.
Sau khi kiểm tra xong phần lắp ráp và hàn các kết cấu khung đỡ, khung sườn đường chân, khung sườn đường mép trên của khung sườn vách ta tiến hành lắp đặt tấm vách theo trình tự các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra, phân chia và vận chuyển vật tư vào mỗi phòng. − Bước 2: Lấy dấu vị trí các đầu, lỗ dây điện, thiết bị…
Hình 3.38. Lắp đặt tấm panel cho vách.
+ Trước tiên luồn tấm panel vào thép chữ U ở trên được thể hiện qua (1) trên hình 3.38.
+ ĐNy nhẹ tấm panel theo phương vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai thanh thép chữ U của đường chân và đường mép trên của vách về mặt phẳng đó được thể hiện qua (2) ở trên hình 3.38.
+ Luồn tấm panel vào thép góc chữ U ở bên dưới và cái chốt giữ tấm panel với thanh thép chữ U ở bên trên được thể hiện qua (3) trên hình 3.38. − Bước 4: Lắp đặt tấm vách phân chia phòng sau khi tấm vách thẳng được lắp đặt. Tuỳ từng vị trí mà ta lắp đặt tấm vách phân chia phòng theo các nút liên kết có ở trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các nút liên kết giữa các tấm. Liên kết các tấm Hình thể hiện 1. Tấm bọc có chiều dày 50 mm. 2. Thép hình. 3. Thép hình. 4. Tấm bọc có chiều dày 25 mm. 5. Vít bắt. 1. Tấm lát. 2. Thép hình. 1.Thép hình. 2. Tấm lát có chiều dày 25 mm. 3.Tấm lát có chiều dày 50 mm. 4. Tôn vỏ tàu. 5. Tấm hình bằng tôn tráng kẽm. 1. Tấm lát. 2. Thép hình. 1. Thép hình. 2. Tấm lát. 3. Thép hình.
Hình 3.39. Lắp tấm che đường chân.
– Bước 6: Lắp đặt khung cửa sổ đồng thời trong quá trình lắp đặt tấm vách panel và sau đó kiểm tra lại cách thức lắp đặt.
– Bước 7: Vệ sinh và trát silicon.
– Bước 8: Báo nghiệm thu phần lắp đặt tấm vách với nội dung kiểm tra như sau:
+ Dung sai đường mép nối các vách theo chiều vuông góc ±2mm trên chiều dài 1m.
+ Dung sai của đường chéo là 1mm trên 1m đo theo đường chéo của tâm. + Sai lệch về cao độ giữa các tấm lát với nhau là ±0.8mm
+ Dung sai của khe hở giữa các tấm lát là 1mm.
3.2.2.3. Quy trình lắp đặt tấm trần.
1. Các yêu cầu của quy trình lắp đặt tấm trần.
a. Dung sai của tấm ốt trần.
• Chiều dài: ±1mm.
• Chiều rộng: ±1mm.
• Chiều dày: ±0.3mm.
• Độ nghiêng so với chiều vuông góc không vượt quá 5 mm.
• Độ võng cho phép đến 2 mm / 1 m.
• Độ lồi lõm cho phép 1 mm / 1 m. b. Dung sai các trần.
• Khe hở của các tấm ốp trần các góc ±1mm.
• Khe hở bề mặt các tấm liền nhau cho phép 1 mm.
• Khe hở mối nối các tấm đến 1 mm.
2. Quy trình lắp đặt tấm ốp trần.
Sau khi lắp đặt xong tấm vách, cửa và kiểm tra xong các điều kiên dây điện, ống, bông cách nhiệt, vị trí gắn chân đế đèn, và các thiết bị khác, ta tiến hành lắp đặt tấm ốp trần một cách trình tự theo các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra lại các kết cấu khung sườn. − Bước 2: Lắp đặt tấm ốp trần đầu tiên.
Hình 3.40. Lắp đặt tấm trần đầu tiên. 1. Tấm ốp trần đầu tiên. 4. Móc treo. 2. Bông thủy tinh. 5. Thép hình. 3. Giá đỡ kim loại.
− Bước 3: Sau khi lắp đặt tấm ốp trần đầu tiên ta tiến hành lắp tiếp tấm ốp trần tiếp với nút liên kết như hình 3.41 sau:
Hình 3.41. N út liên kết giữa các tấm tiếp theo. − Bước 4: Lắp đặt tấm ốp trần cuối cùng.
Hình 3.42. Lắp đặt tấm ốp trần cuối cùng. 1. Tấm ốp trần cuối cùng. 4. Móc treo. 2. Bông thủy tinh. 5. Thép hình. 3. Giá đỡ kim loại. 6. Tấm hãm.
− Bước 5: Sau khi lắp đặt xong các tấm ốp trần ta kiểm tra khe hở các tấm ốp trần. − Bước 6: Lắp đặt thanh góc trần liên kết vít.
Hình 3.43. Lắp đặt thanh góc trần. − Bước 7: Lắp đặt đèn bảo vệ.
Hình 3.44. Lắp đèn báo.
− Bước 8: Tháo bỏ những vật che chắn và lắp đặt tiện nghi.
− Bước 9: Kiểm tra hoàn thiện lắp đặt và mời đại diện chủ tàu và đăng kiểm đến nghiêm thu. N ội dung kiểm tra:
+ Khe hở của các tấm ốp trần các góc ±1mm. + Khe hở bề mặt các tấm liền nhau cho phép 1mm. + Khe hở mối nối các tấm đến 1mm.
3.2.2.4. Tổng quát về quy trình lắp đặt tấm trần và tấm vách.
Sau khi đã thông quy trình lắp đặt tấm vách và tấm trần riêng biệt ta có thể khái quát lại quy trình lắp đặt tấm trần và vách một cách tổng quát như sau:
– Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu vách và trần thép.
– Bước 2: Lắp thép góc vào gia cường của vách thép và trần thép như (1) trên hình vẽ.
– Bước 3: Lắp kết cấu móc treo vào tôn trần hoặc gia cường cho trần như (2) trên hình vẽ.
– Bước 4: Lắp thép chữ U đường trên cho vách vào thép góc và lắp thép chữ U đường chân cho vách vào sàn như (3) trên hình vẽ.
– Bước 5: Lắp các tấm vách panel vào thép chữ U như (4) trên hình vẽ. – Bước 6: Lắp các tấm ốp trần như (5) trên hình vẽ.
– Bước 7: Lắp các tấm ốp góc, tấm ốp chân cho vách như (6) trên hình vẽ. – Bước 8: Kiểm tra lại phần lắp ráp và nghiệm thu.
3.2.3. Quy trình lắp đặt phủ sàn cabin.
3.2.3.1. Sơ đồ phủ sàn cabin.
1. Vật liệu phủ sàn.
− Tất cả vật liệu phủ sàn đều do công ty WMC ( Trung Quốc ) cung cấp và do chủ tàu yêu cầu.
− Vật liệu trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra và được sự chấp thuận bởi Đăng Kiểm, đại diện giám sát của chủ tàu và KCS của công ty.
2. Sơ đồ bố trí các loại sàn cho cabin.
Chú thích:
Phủ sàn một lớp bê tông dày 40 mm, bên trên là lớp gạch men chống trượt 10 mm.
Phủ một lớp bê tông dày 10 mm, bên trên là lớp PVC chống trượt dày 2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm, trên cùng là lớp PVC chống trượt dày 2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm, trên cùng là lớp PVC chống trượt dày 2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 40 mm với lớp sơn bên trên cùng
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm bên trên là lớp gạch men chống trượt dày 10 mm. A 45 B 12 C 52 D 42 E 40 F 50
Tuỳ theo mục đích sử dụng các phòng của cabin mà ta có cách bố trí các loại sàn như sau:
Hình 3.46. Sơ đồ phủ sàn boong lầu lái.
Hình 3.48. Sơ đồ phủ sàn boong A.
Hình 3.49. Sơ đồ phủ sàn boong chính.
3.2.3.2. Chu n bị bề mặt.
− Công việc chuNn bị bề mặt tôn của boong phải được thực hiện theo tiêu chuNn sơn ZN -02/09-39-02.
− Độ phẳng tôn sàn trước khi phủ sàn phải được sự cho phép của chủ tàu và đăng kiểm.
− Bề mặt tôn của boong phải làm sạch rỉ, lau chùi, vệ sinh sàn, để khô và sơn lót trước khi sơn phủ.
− Sàn boong được sơn bảo quản theo hướng dẫn của nhà cung cấp sơn. − Sơn dặm lại những chỗ bị cháy sơn.
− Sau khi sơn phủ bề mặt lớp cuối cùng, khoanh vùng khu vực làm việc và để khô ráo ít nhất từ 16h đến 24h.
− Che chắn lại những vị trí làm việc.