Giao diện phần mềm

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát nuôi trồng hoa lam (Trang 32 - 35)

Để một hệ thống PLC có thể thực hiện được một quá trình điều khiển nào đó thì bản thân nó phải biết được nó cần phải làm gì và làm như thế nào. Việc truyền thông tin về hệ thống ví dụ như quy trình hoạt động cũng như các yêu cầu kèm theo cho PLC người ta gọi là lập trình. Và để có thể lập trình được cho PLC th cần phải có sự giao tiếp giữa người và PLC. Việc giao tiếp này phải thông qua một phần mềm gọi là phần mềm lập trình. Mỗi một loại PLC hoặc một họ PLC khác nhau cũng có những phần mềm lập trình khác nhau.

Trang 33

Đối với PLC S7-200, SIEMEN đã xây dựng mềm chạy trên nền Windows 32bit, trải qua nhiều phiên bản khác nhau. Tài liệu này tập trung nói về STEP7- MicroWIN32 version 3.2.

Ngoài việc phục vụ lập trình cho PLC S7-200, phần mềm này cũng có rất nhiều các tính năng khác như các công cụ g rối, kiểm tra lỗi, hỗ trợ nhiều cách lập trình với các ngôn ngữ khác nhau…

Phần mềm này cũng đó được xây dựng một phần trợ giúp (Help) có thể nói là rất đầy đủ, chi tiết và tiện dụng. Người dùng có thể tra cứu các vấn đề về PLC S7-200 một cách rất nhanh chóng, rừ ràng và dễ hiểu.

Hình .1: Giao diện sử dụng của Step & MictoWin

Một số thành phần quan trọng: + Program Block: Vùng soạn thảo chương trình Các khối hàm, Các khối chức năng Công cụ kếtnối các Nút thay đổi trạng thái làm việc của Down load/Uplo Nỳt kiểm tra trạng thái của Mở, tạo mới, lưu một CT

Trang 34

Khi click chuột vào nút này ta sẽ trở về được vùng soạn thảo chương trình. Ở vựng này ta có thể thêm bớt các đầu vào ra, các biến, các lệnh, hàm để thực hiện chương trình điều khiển.

+ Communications và cách kiểm tra sự kết nối với PLC S7-200:

Ở đây ta có thể thay đổi cách mà máy tính truyền thông với PLC S7-200 (PPI, MPI, tốc độ truyền…) hoặc kiểm tra có hay không sự truyền thông giữa máy tính và PLC S7-200 (kiểm tra sự có mặt của PLC hay không).

+ Symbol Table:

Click chuột vào đây, ta sẽ được một bảng mà ở đó ta có thể định nghĩa các tên biến và đặt địa ch tương ứng cho các biến đó để có thể dễ nhớ và dễ kiểm tra.Các biến này có thể là các đầu vào ra, các biến trung gian…

+ Khối hàm, lệnh:

Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất của STEP7- MicroWIN32. Nó bao gồm toàn bộ các lệnh và khối

hàm của STEP7- Micro WIN32 để có thể tạo được một chương trình điều khiển cho PLC S7-200.

Trong đó thường dùng nhất là các khối:

- Bit Logic: bao gồm các lệnh làm việc với bit và thực hiện các phép toán logic như AND, OR, NOT…

- Compare: bao gồm các khối lệnh dùng để so sánh dữ liệu như >, <, =, ≥, ≤...

Trang 35

lệnh làm việc với số nguyên 16bit, 32bit và số thực. Nhóm lệnh này thực hiện các phép toán số học như +, -,…

- Move: các khối lệnh dùng để di chuyển dữ liệu từ vùng nhớ này sang vùng nhớ khác của PLC.

- Timer: là khối lệnh làm việc với các loại timer của S7-200. - Counter: là khối lệnh làm việc với các loại timer của S7-200

Ngoài ra còn các khối khác cũng rất quan trọng chúng ta có thể tham khảo thêm ở phần Help của STEP7- MicroWIN32.

Để có thể biết một khối hàm hoặc lệnh làm việc như thế nào và điều kiện kèm theo chúng ta chọn khối hàm, lệnh đó và nhấn F1.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát nuôi trồng hoa lam (Trang 32 - 35)