Điều khiển bằng tay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình vận hành các thiết bị công nghệ giàn ép vỉa – WIP 40000 mỏ Bạch Hổ (Trang 47 - 51)

- Đối với máy Standby

d. Điều khiển bằng tay

- Quá trình rửa tay được thực hiện khi chênh áp của phin lọc quá cao do nước biển quá bẩn (mùn khoan, cá, ... từ các nơi đưa tới phin lọc).

- Nếu chỉ 1 phin lọc rửa ở chế độ tay, quá trình rửa tự động xảy ra đối với phin lọc còn lại nhưng ở trạng thái cưỡng bức “Backwash Inhibited”.

- Nếu động cơ rửa ngược được chọn chế độ tay “Manual” và van xả rửa ngược chọn “Open”, lúc đó đèn “Auto Selected” sẽ tắt đi và đèn ManualSelecteD” sẽ sáng lên.

- Nếu một phin lọc làm việc chế độ tự động, phin lọc còn lại ở chế độ tay, thì khi chênh áp cao phin lọc ở chế độ tự động sẽ rửa tự động nhưng đèn báo “Backwash Inhibited” sẽ không sáng.

4.1.3.2. Vận hành phin lọc thô

- Sau khi bơm chìm làm việc ổn định, đạt áp suất 5,25 Bar, mở hé van đầu vào phin lọc, xả toàn bộ khí có trong phin lọc qua van xả ở đỉnh phin lọc. Sau đó mở hoàn toàn van đầu vào, đầu ra của phin lọc.

- Kiểm tra tủ điện MCC động cơ rửa ngược ở trạng thái sẵn sàng, đèn báo “Available” sáng.

- Quan sát đèn “Backwash Motor Fault”, nếu báo sáng thì phải nhấn nút “Reset Backwash Motor Control”, đèn này tắt đi chứng tỏ động cơ ở trạng thái làm việc bình thường, nếu vẫn sáng kiểm tra lại lỗi của động cơ.

- Kiểm tra lại động cơ. Sau khi kiểm tra xong, chuyển công tắc vận hành của động cơ trên tủ điện sang “Remote”, trên tủ điều khiển công nghệ sang “Auto”. Chuyển trạng thái của phin lọc sang “Inservice”, khi đó cả hai đèn “Backwash Motor Control On” sẽ sáng lên.

- Cài đặt khoảng thời gian rửa của 2 phin lọc “Coarse Filter Backwash Interval Time”. Khi đồng hồ thời gian trên bộ điều khiển Controller lùi dần về 0 thì phin lọc A bắt đầu rửa, đèn “Backwashing” và “Open” sáng lên. Sau 2 phút 40 giây quá trình rửa phin lọc A kết thúc. Sau đó chuyển sang rửa phin lọc B, thời gian chuyển đổi giữa hai phin lọc là 10 giây, thời gian rửa phin lọc B bằng thời gian rửa phin lọc A là 2 phút 40 giây. Khi bắt đầu rửa phin lọc A, đồng hồ thời sẽ bắt đầu tính lại từ giá trị cài đặt ban đầu.

4.1.4. Máy điện phân Electrochlorinator

Phương pháp tạo Clo thích hợp nhất là từ nước biển bởi quá trình điện phân. Máy sử dụng điện một chiều và một phần nhỏ nước biển được cung cấp bởi bơm chìm. Hypochloride Natri tạo ra được cung cấp ngược trở lại đầu vào bơm chìm.

Nước được lấy từ đường nước biển chính đã qua phin lọc thô. Nước được chảy qua các thanh điện phân. Các thanh có dòng chảy đi qua này được trang bị với một cực dương và một cực âm xen kẽ mà điện thế cung cấp từ một máy biến thế chỉnh lưu được. Các phản ứng xảy ra ở bề mặt cực dương và cực âm là :

Cực dương: 2CL- → CL + 2e- Cực âm: 2H+ + 2e- → H2 2Na+ + 2e- → 2Na H2O + Na → 2(NaOH) + H2

Ở cực dương ion Cl- sẽ cho điện tử để tạo thành khí Cl2. Các điện tử này di chuyển theo dòng điện đến cực âm, nơi mà chúng được nhận bởi Natri và các ion Hydro. Phản ứng hoàn toàn phóng thích ra khí H2.

Khí Hydro được đẩy ra trong bình tách khí và được giảm bớt đến dưới 1% hỗn hợp, tốt nhất là dưới giới hạn nổ bởi khí đẩy từ quạt gió bên ngoài. Hỗn hợp khí được xả ra không khí.

Trong thanh điện phân mà lưu lượng qua các sản phẩm của các phản ứng ở cực dương và cực âm kết hợp với Hypochlorite Natri trở thành nguồn Clo trong dòng chảy tuần hoàn ngược đến đầu vào bơm chìm. Phản ứng hoàn toàn được tóm tắt như sau:

2NaCL + 2H2O → 2NaOH + H2 + CL2 2NaOH + CL2 → NaOCL + NaCL + H2O Clo được định lượng cho 2 lý do chính:

- Giữ cho tất cả các đường ống công nghệ không bị bám bởi sự sinh trưởng của các sinh vật và vi khuẩn, bởi sản sinh ra chất gặm mòn như là H2S trong quá trình sống của chúng.

- Cải thiện hiệu quả lọc của các phin lọc tinh nhờ sự thay đổi sắp xếp các hạt lọc, đó là sự hút hấp dẫn các hạt rắn bị phân ly một cách tinh vi.

Nồng độ Clo tự do còn dư ở đầu vào của phin lọc tinh được yêu cầu là 0,5 đến nhỏ hơn hay bằng 1ppm (Point Per Million). Điều này bình thường như định lượng 2÷3 ppm Cl2 đến nước lấy vào ở bơm chìm.

Hệ thống được thiết kế để tạo định lượng tiếp tục cho tất cả các bơm chìm.

4.1.4.1. Lý thuyết vận hành

- Đầu vào cụm máy điện phân được lắp đặt một van tay cấp nước từ đường ra của phin lọc thô, áp suất được điều chỉnh bằng một van màng điều khiển áp suất. Sau van điều chỉnh áp suất là van tự động cấp nước, một Rơle chỉ báo và kiểm tra lưu lượng, nếu lưu lượng vào cụm thanh điện phân nhỏ hơn điểm đặt lưu lượng máy điện phân sẽ dừng. Điểm đặt này là 4 m3/h Module-1, và 6 m3/h đối với máy ở Module-2.

- Các thanh điện phân lắp thành cụm kết hợp các thanh điện cực Anode và Catode theo một trình tự nhất định và tất cả được lắp trong một hộp kín. Một Rơle

kiểm tra mức đặt trong tủ nhằm bảo vệ tránh sự rò ngập nước trong hộp điện phân, khi Rơle này tác động máy điện phân sẽ bị dừng.

- Việc kiểm tra lưu lượng qua các thanh điện phân nhờ vào Rơle kiểm tra sự chênh lệch áp suất giữa 2 đầu của một thanh điện phân. Nếu lưu lượng qua các thanh điện phân thấp, Rơle sẽ tác động dừng máy điện phân.

- Việc điều chỉnh lưu lượng nhờ vào một van tay trên đường ống nối từ đầu ra cụm thanh điện phân đến bình tách Hydro.

- Trên đường thổi của quạt gió có lắp một Rơle áp suất để kiểm tra sự làm việc của máy thổi khí. Nếu áp suất khí thổi nhỏ hơn 2,5 mbar, Rơle sẽ tác động và chương trình điều khiển PLC của máy điện phân sẽ ra lệnh chạy máy thổi khí Standby và dừng máy Duty. Nếu áp suất thổi khí vẫn thấp PLC máy điện phân sẽ ra báo động và lệnh dừng máy.

Hình 4.4.Sơ đồ làm việc của cụm máy điện phân

- Trên đường ống thoát khí Hydro từ bình chứa ra ngoài khí trời có lắp một thiết bị chống cháy ngược nhằm mục đích phòng ngừa cháy nổ . Cũng trên đường ống này có lắp một Rơle kiểm tra chênh áp qua một tiết diện lổ nhằm kiểm tra lưu lượng Hydro thoát ra khỏi bình tách. Nếu chênh áp này thấp hơn 0,065 mbar có nghĩa là đường ống có thể bị nghẽn, lượng khí sinh ra Hydro không thoát được, Rơle sẽ tác động cho chương trình điều khiển dừng máy điện phân.

- Một thiết bị đo mức được lắp trên nắp bình, nhằm bảo vệ khi khoảng không tách khí Hydro bị thu hẹp, cũng như tránh sự tràn mức vào các thiết bị đo…

4.1.4.2. Vận hành máy điện phân a. Chế độ vận hành a. Chế độ vận hành

Cụm máy điện phân có 3 chế độ điều khiển, trong đó có 2 chế độ được dùng trong vận hành tương ứng với 2 vị trí vận hành.

- Local – Cho phép thay đổi dòng điện điện phân từ nút chỉnh trên cửa tủ điều khiển.

- Remote – Cho phép thay đổi dòng điện điện phân từ tủ điều khiển công nghệ PCP trong phòng MCC.

- Service – Chỉ sử dụng cho mục đích hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình vận hành các thiết bị công nghệ giàn ép vỉa – WIP 40000 mỏ Bạch Hổ (Trang 47 - 51)

w