III .Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.1.10. Tăng cường quảng cáo, quảng báo thương hiệu
Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp
nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến với nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt tại thị trường đó.
Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ tín tạo được sự cảm nhận của khách hàng về tính năng tác dụng của sản phẩm khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiệu thụ sản phẩm.
Doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu đúng đắn và chính sách củng cố, phát triển thương hiệu đúng đắn sẽ phải chú ý đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời duy trì các chính sách nhất quán nhằm tăng giá trị thương hiệu. Chiến lược và chính sách thương hiệu phải được thấm nhuần không chỉ trong tư tưởng của bộ phận lãnh đạo, mà phải được thông suốt trong toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã nhận thức rất rõ điều kiện này, Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, khi Giám đốc Đỗ Long khẳng định:"việc xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu Bita’s không phải của riêng ai mà nó đã trở thành ý thức của hơn 1.500 người trong công ty".
Khi xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định rõ yếu tố rủi ro ẩn chứa trong việc tạo ra và duy trì một thương hiệu độc lập, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Từ những vấn đề đã nêu trên, một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu là tăng cường nguồn nhân lực cả về nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng kinh doanh.