Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1 Nguyên nhân :

Một phần của tài liệu Bơm ly tâm (Trang 74 - 75)

K/v Không

5.2 Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1 Nguyên nhân :

5.2.1 Nguyên nhân :

- Do tốc độ dòng chảy ở cửa vào quá lớn làm cho áp suất của chất lỏng giảm mạnh, khi áp suất nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của chất lỏng thì lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng xâm thực. Hiện tượng xâm tực này xảy ra do :

+ Kết cấu bánh dẫn có cửa hút không hợp lý dẫn đến khi chất lỏng vào tới cửa hút sẽ làm tăng vận tốc của dòng chảy.

+ Do các đoạn ống bị uốn dòng quá gấp dẫn đến giảm áp cục bộ .

+ Do có hiện tượng xoáy tách dòng ở bộ phận cánh dẫn và do bố trí góc hướng dòng ở cánh bơm có hệ số xâm thực lớn. Lựa chọn số cánh và số vòng quay không hợp lý .

+ Do tăng chiều cao hút, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xâm thực toàn dòng làm cho làm cho áp xuất dòng chảy giảm mạnh mẽ. Một số nguyên nhân sau đều làm tăng chiều cao hút :

- Chọn chiều cao đẩy của bơm, tức khoảng cách từ mặt thoáng của bể hút đến tâm trục máy bơm không đúng .

- Lựa chọn tính toán đường kính, chiều dài ống hút không hợp lý làm tăng tổn thất trên dường ống .

- Đường ống hút bị nhỏ lại do dầu có thành phần parafin bám dính không còn kích thước ban đầu làm tăng tổn thất thủy lực.

+ Khí bên ngoài lọt vào trong máy qua hệ thống làm kín và nhất là lọt vào do hiện tượng tạo phễu ở bể hút gây nên hiện tượng xâm thực cục bộ .

+ Do lượng khí đồng hành trong dầu quá nhiều chưa được tách lọc một cách triệt để. + Do nhiệt độ của chất lỏng bơm thay đổi, khi nhiệt độ chất lỏng tăng dẫn đến hiện tượng giảm áp.

- Do bề mặt của bánh công tác không đảm bảo độ nhẵn

Một phần của tài liệu Bơm ly tâm (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w