- Lưu lượng: Là lượng chất lỏng mà bơm vận chuyển được trong một đơn vị thời gian, có thể tính theo lưu lượng thể tích Q ( l/s, m3/s, m3/h...) hay lưu lượng trọng lượng G ( N/s, N/h, kG/s...).
- Cột áp: Là năng lượng mà một đơn vị trọng lượng chất lỏng nhận được từ máy bơm. Kí hiệu cột áp là H, đơn vị tính H thường là mét cột chất lỏng (hay mét cột nước nếu là nước).
- Công suất: Có hai loại công suất là công suất thuỷ lực và công suất làm việc.
+ Công suất thuỷ lực: Là cơ năng mà chất lỏng trao đổi với máy trong một đơn vị thời gian, kí hiệu là Ntl, theo [7] ta có:
Ntl = γ1000.Q.H
= ρ.1000g.Q.H
(2.1) Trong đó:
γ - Tỷ trọng riêng của chất lỏng (N/m3), γ = ρ.g. ρ - Khối lượng riêng chất lỏng (kg/m3).
Q - Lưu lượng bơm (m3/s).
H - Cột áp toàn phần của máy bơm (m).
+ Công suất làm việc: là công suất trên trục của máy làm việc, ký hiệu là N, theo [7] ta có:
N = ηtl
N
(2.2) Trong đó:
η - Là hiệu suất toàn phần của máy bơm (η<1).
Hiệu suất toàn phần của máy bơm (η): là đại lượng đánh giá sự tổn thất năng
lượng trong quá trình máy trao đổi năng lượng với chất lỏng.
η = ηq. ηt. ηc
(2.3)
ηq( hiệu suất lưu lượng ): là đại lượng đánh giá tổn thất do rò rỉ chất lỏng (∆
ηq = q tl tl N N N ∆ + = QLT Q (2.4) ηq = 0,90÷0,95
ηt ( hiệu suất thuỷ lực ): là đại lượng đánh giá sự mất mát năng lượng do sức
cản thuỷ lực khi chất lỏng chuyển động từ cửa hút đến cửa xả (∆N).
ηt = N N N tl tl ∆ + = HLT H (2.5) ηt = 0,55÷0,92
ηc ( hiệu suất cơ khí ): là đại lượng đánh giá sự mất mát năng lượng do ma
sát trong các ổ trục của máy bơm (∆Nc).
ηc = tl c tl N N N −∆ (2.6) ηc = 0,8÷0,85
- Cột áp chân không cho phép [HCP]: là cột áp chân không cho phép đảm bảo cho bơm làm việc ở điều kiện bình thường, không xảy ra hiện tượng xâm thực.
Cột áp hút chân không, theo [6] ta có: Hhck = Pa γ−P1
(2.7) Trong đó:
Pa - Áp suất khí quyển.
P1 - Áp suất chân không tại cửa hút của bơm.
- Chế độ làm việc tối ưu: Là chế độ làm việc của máy bơm với hiệu suất toàn phần của máy bơm lớn nhất.
- Chế độ làm việc bình thường: Là chế độ làm việc mà các thông số máy bơm ổn định.
- Hệ số dự trữ xâm thực: Là khoảng chiều cao dự trữ của cửa hút của bơm có tính đến áp suất hơi bão hoà, theo [6] ta có:
∆hkab = γB P +VBg 2 2 - γbh P (2.8)
Trong đó:
PB - Áp suất tuyệt đối cửa vào máy bơm. VB - Vận tốc cửa vào máy bơm.
Pbh - Áp suất hơi bão hoà của chất lỏng bơm, phụ thuộc nhiệt độ (to).
γ - Tỷ trọng riêng của chất lỏng bơm.