5 10 Q(m/h)
2.4.6.2. Điều chỉnh chế độ làm việc của bơm ly tâm
Khi bơm làm việc trong hệ thống nhất định thì chỉ có một điểm làm việc cho một giá trị cột áp H và lưu lượng Q nhất định. Trong quá trình làm việc, do yêu cầu kỹ thuật nhiều khi cần phải thay đổi điểm làm việc của bơm và hệ thống. Quá trình thay đổi điểm làm việc của bơm theo yêu cầu được gọi là quá trình điều chỉnh.
Để nhận được điểm làm việc mới của bơm có hai nhóm phương pháp điều chỉnh: thay đổi đặc tính đường ống và thay đổi đặc tính máy bơm.
Thay đổi đặc tính đường ống thường được thực hiện nhờ khoá trên ống đẩy. Phương pháp này gọi là điều chỉnh bằng khoá (điều chỉnh bằng tiết lưu).
Thay đổi đường đặc tính máy bơm được thực hiện bằng cách thay đổi số vòng quay trên trục bơm.
Điều chỉnh bằng khoá (điều chỉnh bằng tiết lưu)
Nội dung của phương pháp này là tạo nên sự thay đổi đường đặc tính lưới bằng cách điều chỉnh (đóng hoặc mở) khoá trên ống đẩy để thay đổi lưu
lượng của hệ thống (không điều chỉnh bằng khoá ở ống hút vì dễ gây ra hiện tượng xâm thực). HA A Q A H Q H - QB l H - Q H - Q(ζ )B A (ζ ) B B H QB 0
Hình 2.21: Điều chỉnh bơm bằng khoá Trong đó:
H: Cột áp; Q: Lưu lượng;
HB - Q: Đường đặc tính máy bơm;
H1 - Q(ζA): Đường đặc tính mạng dẫn khi mở khoá;
H - Q(ζB): Đường đặc tính mạng dẫn khi đóng bớt khoá; A: Điểm làm việc của máy bơm khi mỏ khoá;
B: Điểm làm việc của máy bơm khi đóng bớt khoá.
- Khi mở khoá hoàn toàn, sẽ có điểm làm việc A (HA, QA).
- Khi đóng bớt khoá lại thì tổn thất khoá sẽ tăng lên (ζA ⇒ζB), lưu lượng của hệ thống giảm, nghĩa là đường đặc tính lưới sẽ thay đổi dốc hơn, trong khi đặc tính bơm không đổi. Do đó điểm làm việc từ A chuyển về B (HB, QB).
Phương pháp điều chỉnh này đơn giản, thuận tiện nhưng không kinh tế vì gây thêm tổn thất ở khoá (Σhkhoá) khi điều chỉnh và chỉ điều chỉnh được trong phạm vi hạn chế.
Điều chỉnh bằng thay đổi số vòng quay của trục bơm.
Nội dung của phương pháp này là thay đổi đường đặc tính riêng của bơm bằng cách thay đổi số vòng quay của trục bơm.
HA A A Q A H Q H - QB l H - Q B H - Q H - QB (n > n )B A (n )A A (n < n )C B H C H B C QC QB 0
Hình 2.22: Điều chỉnh bơm bằng cách thay đổi số vòng quay H1 - Q: Đường đặc tính mạng dẫn;
HB - Q(nA): Đường đặc tính của máy bơm ứng với số vòng quay của trục nA;
HB - Q(nB > nA): Đường đặc tính của máy bơm ứng với số vòng quay của trục (nB > nA);
HB - Q(nC < nA): Đường đặc tính của máy bơm ứng với số vòng quay của trục (nC < nA);
Q: Lưu lượng; H: Cột áp.
Điểm làm việc A (HA, QA) ứng với số vòng quay làm việc nA. Khi tăng số vòng quay đến nB > nA thì đường đặc tính của bơm sẽ thay đổi, trong khi đó đường đặc tính lưới không thay đổi, điểm làm việc từ A chuyển đến B (HB,
QB).
Khi số vòng quay trên trục thay đổi không quá 50% số vòng quay định mức thì hiệu suất máy bơm hầu như không đổi. Cần lưu ý chỉ được điều chỉnh theo xu hướng giảm số vòng quay.
Phương pháp này dùng cho bơm có thiết bị thay đổi số vòng quay. Phương pháp này kinh tế hơn so với phương pháp trên. Nhưng đối với bơm không có thiết bị thay đổi số vòng quay làm việc thì phương pháp trên thông dụng hơn.
Điều chỉnh bằng cách gọt bánh xe công tác
Nội dung của phương pháp là thay đổi đường đặc tính riêng của bơm bằng cách thay đổi đường kính bánh xe công tác.
AQ Q B HA A (D ) A (D < D )B B H - Q H - QB H - Ql Q H A QB B H 0
Hình 2.23: Điều chỉnh bơm bằng cách gọt bánh xe công tác Trong đó:
H1 - Q: Đường đặc tính của mạng dẫn;
HB - Q (DA): Đường đặc tính của máy bơm ứng với đường kính của bánh công tác là DA;
HB - Q(DB < DA): Đường đặc tính của máy bơm ứng với đường kính của bánh công tác DB < DA.
Trên hình 2.23 mô tả máy bơm có đường kính bánh xe công tác DA, khi làm việc trong hệ thống có lưu lượng QA. Để đạt được lưu lượng QB theo yêu cầu phải tính toán gọt bánh xe công tác đến đường kính DB.
Để đảm bảo hiệu suất bơm hầu như không đổi, tỷ lệ gọt cần nằm trong giới hạn cho phép.
Gọt bánh xe công tác là một phương pháp điều chỉnh hiệu quả, đơn giản để thay đổi lâu dài chế độ làm việc của máy bơm. Nếu muốn khôi phục lại chế độ làm việc cũ, cần thay lại bánh xe công tác.
- Khu vực điều chỉnh
Để điều chỉnh bơm cần thay đổi đường đặc tính lưới hoặc thay đổi đường đặc tính bơm. Nhưng thực tế không phải có thể điều chỉnh điểm làm việc về bất cứ điểm nào trên đường đặc tính của bơm.
Ví dụ: Trên hình 2.24 biểu thị bơm làm việc trong hệ thống với các đường đặc tính đã nêu. Trong đó, đường đặc tính của bơm có dạng lồi. T là điểm giới hạn, chia đường đặc tính ra làm hai khu vực: bên phải điểm T là khu vực làm việc ổn định, còn bên trái điểm T tuỳ theo vị trí của đường đặc tính lưới, bơm có thể làm việc không ổn định gọi là khu vực làm việc không ổn định của bơm.
K/v Không ÔĐ K/v ÔĐ H Q H - QB l H - Q T 0
Hình 2.24: Khu vực điều chỉnh bơm Trong đó:
H1 - Q: Đường đặc tính của mạng dẫn; HB - Q: Đường đặc tính của máy bơm; K/v không ÔĐ: Khu vực không ổn định; K/v ÔĐ: Khu vực ổn định.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng:
- Không thể điều chỉnh bơm trong khu vực không ổn định.
- Khi khởi động bơm, cần hạ thấp Hlưới để điểm làm việc của bơm không rơi vào khu vực không ổn định.
Vị trí của điểm giới hạn T phụ thuộc vào góc β2. Góc β2 càng nhỏ thì khu vực làm việc không ổn định càng nhỏ.