Khu vực điều chỉnh

Một phần của tài liệu MÁY BƠM SULZER MSD-D-4-8-10 ½ DÙNG TRONG VẬN CHUYỂN DẦU TẠI MỎ BẠCH HỔ (Trang 26 - 28)

Theo sự phân tích ở trên, ta thấy rằng ứng với một cặp đường đặc tính của lưới và bơm thì chỉ có một điểm làm việc nhất định. Muốn thay đổi điểm làm việc, hay nói cách khác muốn điều chỉnh bơm thì phải thay đổi đường đặc tính lưới (điều chỉnh khóa) hoặc thay đổi đường đặc tính bơm (điều chỉnh số vòng quay của trục bơm).

Nhưng thực tế không phải có thể điều chỉnh điểm làm việc về bất kỳ điểm nào trên đường đặc tính của bơm.

Hình 2.15: Khu vực điều chỉnh của bơm ly tâm

Ví dụ có một bơm làm việc trong hệ thống với các đường đặc tính như trên hình 2.15, trong đó đường đặc tính của bơm ở dạng lồi.

Điểm T (điểm cao nhất) gọi là điểm giới hạn chia đường đặc tính bơm ra hai khu vực, đoạn đường đặc tính bên phải điểm T bao gồm các điểm làm việc luôn ổn định, gọi là khu vực làm việc ổn định của bơm. Còn đoạn đường đặc tính bên trái điểm T tuỳ theo vị trí của đường đặc tính lưới (hệ thống) bơm có thể làm việc không ổn định, gọi là khu vực làm việc không ổn định của bơm.

Trên hình 2.15 ta thấy bơm có hai điểm làm việc A và B. Nhưng bơm không thể làm việc đồng thời theo cả hai chế độ mà chỉ làm việc theo một trong hai chế độ: A(HA,QB) hoặc B(HA,QB).

Giả sử bơm đang làm việc ở chế độ A(HA,QB), nếu có một nguyên nhân nào đó làm mất trạng thái làm việc cân bằng của bơm trong hệ thống, ví dụ cột áp tĩnh của bơm giảm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đó lưu lượng của hệ thống sẽ tăng lên một lượng ∆QA và xuất hiện sự chênh áp của lưới và bơm.

0

> −

=

H Hluoi Hbom hay Hluoi >Hbom

Phần năng lượng thiếu hụt ∆H trong hệ thống sẽ được bù đắp bằng

động năng của toàn bộ khối chất lỏng chảy trong hệ thống do sự giảm vận tốc

của dòng chảy. Vì vậy, lưu lượng của hệ thống giảm cho đến trị số Q A

bơm lại trở về trạng thái làm việc ổn định ở điểm A (Hluoi =Hbom= H A;

bom luoi Q

Q = = Q A).

Cũng trong trường hợp trên, ta xét đối với điểm làm việc B(HB,QB). Khi lưu lượng trong hệ thống tăng lên một lượng ∆QB.

0

< −

=

H Hluoi Hbom hay Hluoi <Hbom

Phần năng lượng dư ∆H trong hệ thống làm tăng động năng của toàn

bộ khối chất lỏng trong hệ thống, vận tốc dòng chảy tăng, lưu lượng tăng và như vậy bơm không thể trở về trạng thái làm việc cân bằng ở điểm B được.

Bằng lý luận tương tự như trên, ta có thể chứng minh được rằng trường hợp ∆Q<0 (lưu lượng của hệ thống giảm do cột áp tĩnh tăng đột ngột trong khoảng thời gian ngắn) thì bơm vẫn sẽ làm việc ổn định ở điểm A và không ổn định ở điểm B.

Nhánh đường đặc tính bên trái điểm T chỉ có thể là khu vực làm việc ổn định của bơm khi nào đường đặc tính lưới cắt đường đặc tính bơm ở một điểm.

* Qua phân tích trên ta thấy:

- Không điều chỉnh bơm trong khu vực không ổn định.

- Khi khởi động bơm cần phải hạ thấp Hlươi để điểm làm việc không rơi vào khu vực không ổn định.

Đối với các bơm quan trọng như bơm cao áp yêu cầu về đường đặc tính của bơm là không có vùng không ổn định tức là yêu cầu đường đặc tính có dạng dốc hoặc thoải.

Lý thuyết và thực nghiệm chứng tỏ vị trí điểm tới hạn T trên đường đặc tính của bơm phụ thuộc góc ra β2. Góc ra β2 càng nhỏ thì khu vực điều chỉnh không ổn định càng nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MÁY BƠM SULZER MSD-D-4-8-10 ½ DÙNG TRONG VẬN CHUYỂN DẦU TẠI MỎ BẠCH HỔ (Trang 26 - 28)