0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Sắp xếp lại,tăng quy mô vốn cho các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 68 -71 )

Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước :

Sắp xếp lại và đổi mới DNNN là công việc không dễ dàng, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp, thì việc sắp xếp đổi mới DNNN cần theo những hướng sau:

Thứ nhất cần đổi mới phương thức quản lý DNNN hoạt động công ích. DNNN hoạt động công ích có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân, Tuy nhiên cần xác định rõ bao nhiêu DNNN hoạt động công ích, ở lĩnh vực nào, mô hình tổ chức ra sao, để đảm bảo tốt nhất việc cung cấp những nhu yếu phẩm cho xã hội, vừa thúc đẩy cho xã hội phát triển, vừa không trở thành gánh nặng cho ngân sách.Cần thực hiện cơ chế đấu thầu các sản phẩm dịch vụ công ích, kể cả việc đấu thầu hoặc khoán định mức bù lỗ. Cần có cơ chế để xác định giá, phí, mức trợ giá, bù lỗ cho sản phẩm dịch vụ một cách phù hợp hơn.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hướng dẫn:Th.S. Chu Bích Ngọc

Thứ hai tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận DNNN. Giải pháp cổ phần hóa một bộ DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm huy động vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp này.

Thứ ba tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh,các sở,ban,ngành.

4.2.2.4.Quản lý tốt các dự án có vốn từ NSNN.Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để quản lý hoạt động đầu tư.

Thứ nhất về thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu.: phải có những quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhằm lựa chọn cho nhà thầu có năng lực nhất thực hiện công trình. Trong các công trình XDCB, tình trạng thất thoát xảy ra rất nhiều, và do rất nhiều nguyên nhân, do chủ đầu tư, do ban quản lý dự án…Do đó cần quy định cụ thể đâu là hành vi vi phạm và có chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc lạm dụng đấu thầu đã làm giảm tính cạnh tranh trong đầu thầu và là nguyên nhân của các hành động tiêu cực. Quy chế đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, nhưng trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, cần có sự sửa đổi các quy định vể công tác đấu thầu. Nên có các quy chế xử phạt rõ ràng cả về hành chính và bằng tiền đối với cá nhân đơn vị làm trái quy định.

Thứ hai,cần thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên các công trình xây dựng cơ bản.

Thứ ba cần có những định chế tài chính thích hợp để hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB.

4.2.2.5.Tăng cường cải cách thủ tục hành chính

Hiện nay thủ tục hành chính liên quan đến việc đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả DNNN cũng đang rất rườm rà, có nhiều vướng mắc. Lâu nay cải cách hành chính được coi là một khâu tạo ra đột phá; tuy nhiên, luôn luôn bị

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hướng dẫn:Th.S. Chu Bích Ngọc

chậm, ngay cả thanh tra công vụ cũng làm chậm. Nếu cải cách hành chính làm tốt hơn thì hiệu quả đầu tư phát triển sẽ cao hơn. Cơ chế “một cửa” trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều địa phương tuy là “một cửa” nhưng lại rất “nhiều bàn”. Hay là một doanh nghiệp muốn đầu tư, làm thủ tục xin cấp phép dự án củng cần rất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ, và mất đi một phần không nhỏ cơ hội của chủ đầu tư. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan Nhà nước cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Cơ chế “một cửa” cần phải làm đúng như tên gọi của nó, chứ không phải chỉ là hình thức. Thủ tục cấp phép cho một dự án ở ủy ban nhân dân các cấp cần thông thoáng và đơn giản hơn nữa.

4.2.2.6.Tăng cường vận động xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ trương phát huy nội lực là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những lĩnh vực, những dự án nếu không huy động vốn từ các tỉnh bạn hay vốn từ nước ngoài thì khó có thể đầu tư hoặc đầu tư rất chậm. Do đó phải cân đối nội lực với ngoại lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh trong từng thời kỳ. Cần rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành theo hướng đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư. Đối với những ngành lĩnh vực, dự án mà vốn nội địa khó có thể đáp ứng đủ, cần khuyến khích nước ngoài đầu tư. Vì thế, trước mắt cần rà soát lại danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài để điều chỉnh, bổ sung những dự án quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư, hoàn chỉnh nghiên cứu tiền khả thi của các dự án với các thông số kinh tế kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện cho việc tuyên truyền vận động đầu tư.

Triển khai nhanh và có hiệu quả các Nghị định mới của Chính phủ như Nghị định 27/2003/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 24/2001/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại VN, Nghị định 38/2003/NĐ- CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đổi mới căn bản hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, có hướng đích, có trọng điểm.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hướng dẫn:Th.S. Chu Bích Ngọc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 68 -71 )

×