Thiết kế khung bệ cho động cơ và bơm.

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ hợp máy hút bùn sử dụng động cơ IAMZ 238 (Trang 41 - 43)

7. Phương pháp ghép nối động cơ với bơm.

7.2. Thiết kế khung bệ cho động cơ và bơm.

Khung bệ bơm được thiết kế dựa trên khung bệ sẵn có của xà lan ban đầu. Bơm và động cơ được bố trí nằm gọn vào không gian phía trong của xà lan. Với chiều cao của miệng xà lan là: 1450 mm, chiều dài miệng là: 3800 mm chiều rộng 2200 mm. Đáy xà lan được làm bằng thép hợp kim với chiều dày 20 mm, trên đó người ta hàn lên 4 thanh ray hình khối chữ nhật có chiều dài 2400 mm chạy dọc theo xà lan có các kích thước b×h là: 100×50(mm). Khoảng cách giữa các thanh ray là: 300 mm.

Để thiết kế bệ động cơ và bệ bơm hợp lý với không gian của xà lan ta có kích thước chiều dài của động cơ lớn nhất là:1600 mm. Trong quá trình vận hành tổ hợp máy thường xảy ra các sự cố nên cần phải có lối đi để thợ máy di chuyển thuận lợi với chiều rộng mỗi bên là: 30 mm.

Bệ máy ban đầu được bố trí chạy dọc theo xà lan vì động cơ và bơm dẫn động đồng trục với nhau nhưng với phương án dẫn động sử dụng bộ truyền đai ta thiết kế, động cơ và bơm có trục song song với nhau, động cơ bố trí ngang với xà lan. Nên bệ máy được thiết kế lại như sau:

Đế của bệ máy động cơ là hai thanh thép có dạng khối chữ nhật có kích thước

l h

b× × là: 200×100×1300 (mm). Được hàn đắp lên các thanh ray và bố trí nằm vuông góc với chúng. Khoảng cách giữa hai thanh thép là 500 mm, phụ thuộc vào kích thước gá đặt trên động cơ. Vì động cơ IAMZ 238 có kích thước chiều cao tương đối lớn nên trên đế động cơ ta hàn lên 6 khối thép chữ nhật có các kích thước b×h×llà:

200300 300

200× × (mm). Khi động cơ vận hành thường xảy ra rung động mạnh nên để tăng độ cứng vững cho bệ máy ta hàn nối các thanh khối thép lại với nhau bằng các tấm thép chạy dọc và chạy ngang động cơ có kích thước b×h×llà: 200×20×1100(mm) và 200×20×900(mm). Trên các tấm thép này ta hàn lên 4 khối thép chữ nhật có gân tăng cứng, phía trên có bệ để tăng diện tích tiếp xúc với các thanh nối cố định từ động

cơ. Các khối thép này có kích thước b×h×llà: 80×80×150(mm).Trên đó ta gia công 4 lỗ có ren loại M12×1để bắt chặt bằng bu lông với thanh đỡ cố định từ động cơ. Kết cấu bệ như hình vẽ 7 – 1.

Hình 7 – 8 Bệ gá đặt động cơ và bơm.

Bệ gá đặt bơm được thiết kế đơn giản với đế được làm từ hai thanh thép dạng khối chữ nhật có kích thước b×h×l là: 100×100×1300(mm). Được bố trí chạy dọc theo các thanh ray trên đáy xà lan và cố định lên chúng bằng phương pháp hàn đắp. Khoảng cách giữa hai thanh thép là 500 mm, trên hai thanh thép này ta hàn lên hai khối thép chữ nhật có kích thước b×h×l là: 180×30×500 (mm). Đươc bố trí vuông góc với các thanh ray để tăng độ cứng vững cho bệ máy bơm.

Để tăng độ vững chắc của khung bệ máy, chịu được những rung động trong quá trình vận hành của tổ hợp ta hàn giữa bệ động cơ với bệ bơm bằng phương pháp hàn đắp.

Ta sử dụng bộ truyền đai để dẫn động bơm nên để thực hiện căng đai và lắp dây đai vào buli ta cần thiết kế rãnh trên bệ bơm. Theo tính toán ở 7.1.4 cần bố trí bộ truyền sao cho có thể di động bánh đai theo hai phía: giảm khoảng cách trục một khoảng 0,015.L = 63,75 (mm) để mắc đai, tăng thêm khoảng cách trục 0,03.L = 127,5 (mm) để tạo lực căng dây đai. Trên bệ đỡ chân bơm ta tạo rãnh với kích thước rãnh 20 mm xuyên hết chiều rộng bệ bơm 200 mm. Để thực hiện việc dịch chuyển bơm trên rãnh ta thiết kế 2 khối thép có dạng hình chữ T được hàn lên đế xà lan. Trên đó ta gia công 2 lỗ có ren loại M12×1. Để thực hiện căng đai và mắc dây đai vào ta chỉ cần điều chỉnh bu lông trên khối thép để thay đổi khoảng cách trục của bộ truyền. Trên đường ống hút có

đoạn ống bằng cao su mền với chiều dài 400 mm đảm bảo cho việc dịch chuyển để thực hiện căng dây đai hoặc mắc dây đai vào bu li .

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ hợp máy hút bùn sử dụng động cơ IAMZ 238 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w