0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG (Trang 48 -48 )

II. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động

3. Khống chế các chất làm suy giảm tầng ôzôn

V.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố

Khi đi vào sản xuất, nhà máy sẽ xây dựng nội qui an toàn đầy đủ, yêu cầu cán bộ quản lý cũng như công nhân thao tác phải nắm vững được kỹ thuật của dây chuyền công nghệ và an toàn lao động, phòng tránh đến mức thấp nhất các sự cố có khả năng xảy ra.

- Công nhân lao động sản xuất trực tiếp phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ như áo quần, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng.

- Máy móc, thiết bị phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ một cách khoa học nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành.

- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho công nhân theo như Luật định.

- Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân.

- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các loại hơi khí độc khác và điều kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- An toàn điện: ngoài các biện pháp tổ chức và quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, khi tiến hành lắp đặt thiết bị và hệ thống điện luôn tuân thủ các qui trình, qui phạm kỹ thuật.

- Chống cháy, chống sét: khi triển khai dự án sẽ lắp đặt hệ thống phòng chống cháy và chống sét theo đúng qui định hiện hành.

Trong khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm được lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và trong tình trạng sẵn sàng. Bố trí mặt bằng phù hợp với yêu cầu PCCC. Đề ra các phương án PCCC, tổ chức huấn luyện phổ biến công tác PCCC và có kiểm tra định kỳ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG (Trang 48 -48 )

×