II. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động
3. Khống chế các chất làm suy giảm tầng ôzôn
V.4. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
V.4.1. Chất thải rắn sản xuất
Quản lý chất thải rắn và công tác vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm, là một yếu tố đánh giá chất lượng sản phẩm không thể thiếu trong ngành chế biến thuỷ sản. Do đó, nhà máy luôn luôn coi trọng vấn đề thu
Nước mưa chảy qua
sân bãi Công ty Chảy vào cống chung KCN
Song chắn rác
Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải
lò sấy Nước thải từ khâu
sơ chế nguyên liệu
Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất
Nguồn tiếp nhận Hệ thống xử lý nước thải Nước mưa Bể tự hoại ba ngăn Nước rửa máy móc thiết bị Song chắn rác
gom và xử lý chất thải rắn nhằm hạn chế các tác động vệ sinh đến sản phẩm, sức khoẻ con người và môi trường.
Như tính toán ở phần IV, chất thải rắn của Phân xưởng chế biến bao gồm: đầu, xương, ruột, đuôi cá... trong quá trình tuyển chọn và làm sạch nguyên liệu được tập kết tại phòng thu gom phế liệu. Tại đây, tiếp tục thực hiện việc xử lý, tách loại các phế liệu:
+ Đối với các loại phế liệu có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc, nhà máy hợp đồng với các cơ sở chế biến thức ăn gia súc thu gom hàng ngày để hạn chế mùi hôi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
+ Đối với các loại phế thải không thể chế biến thức ăn gia súc được tập kết tại bể ngầm, nhà máy hợp đồng xử lý với Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển bằng các loại xe chứa chất thải chuyên dùng, tránh trường hợp rơi vãi, rò rỉ trên đường vận chuyển, trung bình khoảng từ 2-3 ngày/chuyến xe.
Với các cách xử lý trên, nhà máy sẽ giải quyết được môi trường lao động trong Phân xưởng chế biến và kho bảo quản lạnh cũng như hạn chế tác động đến môi trường xung quanh. Việc thu gom và xử lý hàng ngày sẽ giảm đi mùi hôi từ các phế thải hải sản tồn đọng.
V.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của Phân xưởng chế biến và kho bảo quản lạnh chứa chủ yếu là các chất hữu cơ (chiếm 80%) và một số loại khác như: nhựa, giấy, cao su, thủy tinh vỡ,... Toàn bộ lượng chất thải này được xử lý hợp vệ sinh tại khu xử lý chất thải rắn chung của thành phố.
V.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố
Khi đi vào sản xuất, nhà máy sẽ xây dựng nội qui an toàn đầy đủ, yêu cầu cán bộ quản lý cũng như công nhân thao tác phải nắm vững được kỹ thuật của dây chuyền công nghệ và an toàn lao động, phòng tránh đến mức thấp nhất các sự cố có khả năng xảy ra.
- Công nhân lao động sản xuất trực tiếp phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ như áo quần, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng.
- Máy móc, thiết bị phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ một cách khoa học nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành.
- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho công nhân theo như Luật định.
- Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân.
- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các loại hơi khí độc khác và điều kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- An toàn điện: ngoài các biện pháp tổ chức và quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, khi tiến hành lắp đặt thiết bị và hệ thống điện luôn tuân thủ các qui trình, qui phạm kỹ thuật.
- Chống cháy, chống sét: khi triển khai dự án sẽ lắp đặt hệ thống phòng chống cháy và chống sét theo đúng qui định hiện hành.
Trong khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm được lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và trong tình trạng sẵn sàng. Bố trí mặt bằng phù hợp với yêu cầu PCCC. Đề ra các phương án PCCC, tổ chức huấn luyện phổ biến công tác PCCC và có kiểm tra định kỳ.
V.5.1. Phương án trồng cây xanh
Ngoài các giải pháp nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn, các hơi khí độc, mùi hôi sinh ra trong quá trình hoạt động, nhà máy còn dự kiến sẽ trồng cây xanh xung quanh tường rào,
trồng cây xanh thành từng cụm trong khuôn viên nhà máy nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động sản xuất đến khu vực xung quanh cũng như ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất lân cận.
Hơn nữa, trồng cây xanh, cây cảnh còn tạo thêm vẻ mỹ quan cho khuôn viên nhà máy. Diện tích đất trồng cây xanh chiếm 15% tổng diện tích đất của nhà máy theo đúng yêu cầu tại Chứng chỉ qui hoạch số 05/CCQH - BQL ngày 5/2/2004 của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng.
Dự kiến kinh phí trồng cây xanh: khoảng 5 - 10 triệu đồng.
V.5.2. Các biện pháp hỗ trợ
V.5.2.1. Chống cháy
Các phân xưởng, kho của nhà máy được thiết kế chống chữa cháy bên ngoài bằng nước với các lưu lượng nước tại các họng chữa cháy: 5-11 lít/giây kết hợp bố trí các bình bọt tại các khu sản xuất. Các trang thiết bị PCCC khác như bình bọt, thùng cát, thang, xẻng... được bố trí bao quanh bên ngoài các khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty cũng đề ra nội quy, biện pháp phòng chống cháy trong phạm vi nhà máy như sau :
- Nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong khu vực cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện.
- Trong các khu sản xuất, kho lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống thông tin, các phương tiện phòng cháy chữa cháy luôn được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng.
- Nhà máy tổ chức huấn luyện công tác PCCC cho công nhân, bảo vệ với sự tư vấn của, kiểm tra của lực lượng cảnh sát PCCC và tổ chức thường xuyên các buổi diễn tập, ứng phó đối với các tình huống khẩn cấp.
V.5.2.2. Hệ thống chống sét
Để đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất, nhà máy sẽ lắp đặt hệ thống thu sét tại các vị trí cao trong khu vực, nối đất các thiết bị điện, máy sản xuất theo quy định 76 VT/QĐ ngày 2 tháng 3 năm 1983 của Bộ Vật tư.
V.5.2.3. Các biện pháp khác
Để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, nhà máy sẽ áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, việc quy hoạch tổng thể ngay từ khi thành lập dự án đóng vai trò quan trọng. Khi quy hoạch bố trí mặt bằng cho các dây chuyền sản xuất trong nhà máy, ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, giao thông, nhà máy còn chú ý đến các vấn đề sau :
Trong quá trình thi công: nhà máy lập kế hoạch về tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công: phát quang mặt bằng, san ủi, lắp đặt các công trình ngầm, thông tin...
Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như: các biện pháp thi công đất, vấn đề bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, xưởng và các bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, phòng nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón).
Tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động, tổ chức học tập, kiểm tra nội quy an toàn lao động.
Khoảng các bố trí giữa các cụm công trình là một yếu tố rất quan trọng vì nó là một yếu tố đảm bảo cho sự thông thoáng giữa các công trình. Mặt khác, khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế sự lan truyền các chất ô nhiễm đối với các khu vực cuối hướng gió, không tạo vùng gió quẩn, tránh lây lan hỏa hoạn, dễ ứng cứu khi có sự cố khẩn cấp.
Phân cụm và bố trí các khu sản xuất
+ Trong thiết kế, xây dựng các dây chuyền sản xuất, nhà máy sẽ quan tâm tới việc bố trí các bộ phận cho hợp lý như bố trí riêng biệt các khu sản xuất, khu phụ trợ, kho bãi, khu hành chính và có dãi cây xanh ngăn cách khu hành chính với các khu khác.
+ Bộ phận xử lý nước thải, thu gom phế liệu và chất thải rắn sinh hoạt là những nơi phát sinh khí thải độc hại, gây mùi, được đặt cuối hướng gió chủ đạo, có khoảng cách thích hợp.
Chương VI - CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
VI.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường
Theo trình bày tại chương IV, các hạng mục công trình xử lý môi trường gồm có: 1. Công trình vệ sinh, xử lý nước thải sinh hoạt.
2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
3. Công trình trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án. 4. Công trình xử lý chất thải rắn.
VI.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường VI.2.1. Chương trình quản lý môi trường
a. Trong quá trình thi công dự án
Tổ chức thi công hợp lý theo phương châm làm đến đâu gọn đến đấy.
Yêu cầu chủ phương tiện vận tải tham gia thi công phải có bản đăng kiểm xe, lái xe phải có bằng lái xe, cam kết không chở quá tải trọng cho phép.
Yêu cầu đơn vị tham gia thi công phải có nội qui an toàn lao động, trang bị đủ phương tiện bảo hộ cho công nhân. Xây dựng tốt nội qui sinh hoạt và tổ chức quản lý công nhân của mình.
Không vận tải và vận hành các máy đào, máy xúc, xe lu, máy đóng cọc vào các giờ ban đêm.
b. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trương của Nhà nước cũng như những qui định của tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.
Xây dựng các quy định, đặt bảng cấm cho từng khu vực khác nhau trong phạm vi dự án.
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ giám sát, thanh tra môi trường khu vực dự án.
VI.2.2. Chương trình giám sát môi trường
Nội dung giám sát
Giám sát việc thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải, phân thải, tiếng ồn, chất thải rắn và các hệ thống an toàn, bảo vệ sức khỏe.
Giám sát, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trong và xung quanh khu vực hoạt động của Phân xưởng chế biến và kho lạnh.
a. Giám sát môi trường không khí và vi khí hậu
Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực chế biến, 01 điểm tại khu vực kho lạnh, 01 điểm tại khu vực cổng nhà máy.
Các chỉ tiêu giám sát: Bụi, CO, SO2, NOx, NH3, H2S, vi khí hậu, tiềng ồn.
b. Giám sát môi trường nước
Nước ngầm:
Vị trí giám sát: Giếng ngầm trong khuôn viên nhà máy.
Chỉ tiêu giám sát: pH, SS, màu, độ cứng (theo CaCO3), mùi, Nitrat, tổng nitơ, tổng photpho, vi sinh.
Nước mặt:
Vị trí giám sát: 01 mẫu nước sông Hàn- nơi tiếp nhận nước thải của nhà máy, 01 mẫu nước tại điểm thải cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải, 01 mẫu nước thải sau xử lý.
Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng nitơ, tổng photpho, vi sinh, dầu mỡ.
c. Giám sát chất thải rắn
Giám sát vệ sinh mặt bằng sản xuất của phân xưởng chế biến, giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý lượng chất thải rắn tại nhà máy. Thường xuyên theo dõi quá trình thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt của công trình.
d. Tần suất giám sát
Giám sát thường kỳ 6 tháng 1 lần và lập báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo qui định.
Giám sát đột suất khi có sự cố môi trường hoặc có kiến nghị của chính quyền địa phương hay khiếu nại của nhân dân.
e. Dự kiến kinh phí giám sát
Kinh phí giám sát thường xuyên: 5.000.000 đồng/đợt
10.000.000 đồng/năm
Kinh phí giám sát đột xuất: tùy thuộc tính chất, mức độ cụ thể của sự cố. Toàn bộ kinh phí giám sát do nhà máy chịu trách nhiệm chi trả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá tất cả các vấn đề có liên quan tới môi trường, xã hội, kinh tế trong khu vực khi Nhà máy bước vào hoạt động, nhà máy chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Hoạt động của Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản TCM sẽ mang lại các lợi ích đáng kể về kinh tế - xã hội, như tạo công ăn việc làm cho một số lao động, đóng góp ngân sách Nhà nước, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.
2. Trong quá trình hoạt động của Nhà máy sẽ có khả năng phát sinh ra các nguồn ô nhiễm nhất định như mùi hôi, tiếng ồn, chất thải và nước thải. Tuy nhiên, nhà máy đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục đúng kỹ thuật và các biện pháp quản lý, hỗ trợ thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo nồng độ các chất thải đạt tiêu chuẩn qui định của Nhà nước và Cơ quan quản lý Môi trường.
3. Nhà máy cam kết áp dụng các phương pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường như đã trình bày trong Báo cáo này và thường xuyên vận hành các hệ thống xử lý, các biện pháp nhằm bảo đảm các loại chất thải được xử lý đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải ra môi trường.
4. Nhà máy chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Với bản báo cáo này, Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản TCM kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng tổ chức thẩm định và phê duyệt "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" cho Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản TCM. Nhà máy cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các qui định của Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, cũng như các quy định về môi trường của thành phố Đà Nẵng.
CƠ QUAN TƯ VẤN
TRUNG TÂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG P. GIÁM ĐỐC LÊ THỊ XUÂN BA CƠ QUAN CHỦ TRÌ CÔNG TY TNHH TCM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIÁM ĐỐC TCM