Nguyên tắc bố trí điểmdừng

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động của tuyến xe buýt 08. (Trang 43 - 49)

Điểm dừng là một yếu tố của hệ thống giao thông, việc sắp xếp, bố trí nó cần tuân theo những nguyên tắc bố trí nhất định để đảm bảo phát huy tối đa công suất của điểm, tạo sự thuận lợi an toàn cho hành khách đồng thời không gây hạn chế lớn đến sự vận động (tốc độ) của các phương tiện lưu thông trên đường.

Các nguyên tắc bố trí điểm dừng như sau:

a, Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung để thực hiện thiết kế đối với cơ sở hạ tầng cho hệ thống vận tải hành khách công cộng nói riêng và các điểm dừng nói chung là an toàn và mỹ quan đô thị.

Việc thiết kế phải nhằm mục tiêu đưa vận tải công cộng phải trở thành một phần đặc trưng của hình ảnh đường phố sánh với các hàng cây duyên dáng và toà nhà trang trí đẹp ví dụ như hình ảnh các ga tàu điện ngầm ở Paris, London hoặc Moscow chính là một phần cảnh quan đô thị của Thành phố. Đến khi nào giao

thông công cộng trở thành một phần cảnh quan của thành phố thì nó mới được chấp nhận là một phương tiện đi lại chủ yếu trong đô thị.

b, Nguyên tắc cụ thể

- Điểm dừng dọc đường phải là trung tâm thu hút hành khách, bảo đảm cho đoạn đường đi bộ của hành khách là nhỏ nhất

Những điểm phát sinh nhu cầu gồm cơ quan xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh… Các điểm dừng cần phải đặt gần các điểm phát sinh nhu cầu lớn vì có như vậy mới có thể thu hút được hành khách, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Mặt khách các điểm dừng đặt gần các vị trí của các điểm thu hút sẽ góp phần làm giảm quãng đường đi bộ của hành khách. Nếu các điểm dừng đặt ở xa các điểm phát sinh nhu cầu sẽ khó đảm bảo tính thuận tiện cho hành khách vì họ phải đi một quãng đường xa, do đó họ có thể lựa chọn phương tiện cá nhân thay vì xe bus.

- Khoảng cách giữa các điểm dừng với nút giao thông phải đảm bảo tính thông qua của các nút giao thông, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các phương tiện khác.

Để tạo điều kiện thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, sang đường thì các điểm dừng thường được bố trí gần nút giao thông. Tuy nhiên, để sự dừng đỗ của của xe bus không hạn chế khả năng chuyển hướng ( rẽ phải ) của phương tiện khác, khoảng cách nhỏ nhất giữa điểm dừng với các nút giao thông là 25 mét – 30 mét.

Căn cứ vào tương quan vị trí giữa điểm dừng và nút giao thông người ta tiến hành phân loại điểm dừng ra thành ba loại gồm :Điểm dừng gần (near side) là điểm dừng là điểm dừng được bố trí gần giao lộ bên này (chưa băng qua giao lộ), điểm dừng xa (far side) là điểm dừng được bố trí gần giao lộ nhưng ở phía bên kia ( đã băng qua giao lộ); ngoài ra còn có 1 loại điểm dừng nữa là loại điểm dừng ở giữa (midblock) được bố trí giữa tuyến đường, cách xa giao lộ.

Mỗi loại điểm dừng có ưu thế và hạn chế riêng trong việc bố trí tùy theo điều kiện cụ thể.

Điều kiện quan trọng khi bố trí điểm dừng là: Sự thuận lợi cho hành khách khi thay đổi lộ trình. Những điểm dừng phải được bố trí ở những nơi bảo đảm an toàn cho hành khách, bảo đảm thuận tiện cho việc lên xuống và không cản trở người đi bộ. Tại những nơi giao nhau của hai hay nhiều tuyến xe buýt, các điểm dừng phải được bố trí sao cho khoảng cách đi bộ là ngắn nhất khi hành khách có nhu cầu thay đổi lộ trình. Tùy theo địa hình của nút là ngã mấy mà bố trí lọai điểm dừng hợp lý. Một cách tổng quát thì điểm dừng gần sẽ gây ra ít trở ngại hơn khi người đi bộ băng qua từ đường từ phải sang trái hoặc xe cộ rẽ phải. Trong trường hợp ngược lại điểm dừng xa được đánh giá tốt hơn. Trong trường hợp nếu đường kính rẽ phải của xe lớn hơn đường kính rẽ phải tại giao lộ thì áp dụng hình thức điểm dừng xa tốt hơn.

So với điểm dừng ở giữa, điểm dừng gần và xa thường được đánh giá cao vì nó tạo thuận lợi cho hành khách trong việc chuyển tuyến. Để giảm thiểu thời gian dừng đỗ của phương tiện trước các đèn tín hiệu người ta thương bố trí điểm dừng theo quy luật đơn giản có tên là Von Stain, theo đó các điểm dừng sẽ được bố trí theo thứ tự: điểm dừng gần – điểm dừng xa – điểm dừng gần. Với cách bố trí này thì sự trì hoãn của xe bus tại các ngã tư sẽ được rút ngắn đáng kể. Quy luật này được giải thích như sau: Xe bus sẽ rời điểm dừng gần tại giao lộ thứ nhất khi đèn xanh, tiếp đó xe bus sẽ gặp làn sóng xanh do đó sẽ vượt qua giao lộ thứ hai khi đèn xanh và nó sẽ dừng lại tại điểm dừng xa tại nút thứ hai. Nếu bố trí điểm dừng gần tại nút hai thì thời gian xe dừng lại có thể khiến khi xe lăn bánh đèn đã chuyển sang trạng thái đỏ. Sau khi dừng lại ở điểm dừng xa ở nút hai thì xe sẽ dừng tiếp ở điểm dừng gần tại nút thứ 3, khoảng thời gian phương tiện dừng cũng là lúc đèn đỏ và khi phương tiện chuyển bánh thì cũng là lúc đèn chuyển sang xanh. Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại nếu khoảng cách giữa các nút không quá lớn.

Điểm dừng ở giữa không thuận tiện bằng hai loại điểm dừng trên vì hành khách phải đi một quãng đường khá dài để chuyển tuyến. Loại điểm dừng này chỉ được áp dụng khi không thể bố trí được điểm dừng gần, xa hoặc vị trí dừng gần các điểm thu hút lớn, các công trình quan trọng.

- Khoảng cách giữa các điểm dừng cần nằm trong giới hạn nhất định, xoay quanh một giá trị tối ưu.

Các điểm dừng đỗ là nơi phục vụ hành khách lên xuống phương tiện trên lộ trình. Cự ly giữa các điểm dừng đỗ quá lớn khiến cho quãng đường đi bộ bình quân của hành khách quá lớn mặt khác nếu khoảng cách này quá nhỏ sẽ làm cho phương tiện không phát huy được tính năng tốc độ đồng thời xe dừng đỗ quá nhiều làm cho thời gian chuyến đi của hành khách bị kéo dài, chất lượng phương tiện bị ảnh hưởng, giá thành cho 1 đơnvị sản phẩm vận tải tăng lên.

Khoảng cách tối ưu giữa các điểm đỗ được xác định theo công thức thực nghiệm sau: 75 o hk o t L L = × Trong đó:

Lhk: Cự ly đi lại bình quân của hành khách trên tuyến (Km). to : Thời gian xe dừng tại một điểm dừng (phút).

Trên thực tế, giới hạn hợp lý của khoảng cách giữa 2 điểm dừng liên tiếp được xác định dựa vào khu vực mà xe bus hoạt động.

Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành là 400m – 600m, còn ở ngoại thành là 700 – 800 mét. Trong một vài trường hợp, khoảng cách này có thể nhỏ hơn nhưng không được nhỏ hơn 300 mét. Khoảng cách các điểm dừng nhỏ hơn 300 mét chỉ phổ biến ở Mĩ – nơi có các con đường với bề rộng lớn, các tuyến đường dành riêng cho xe bus. Đáng chú ý là các xe bus chỉ dừng lại ở các điểm này khi có yêu cầu của hành khách. Việc sắp xếp các khoảng cách dừng quá nhỏ sẽ

cùng hoạt động nếu xe bus không có đường dành riêng để hoạt động đồng thời làm tăng thêm chi phí xây dựng, quản lý, khai thác biển báo, nhà chờ…

- Thuận tiện cho việc chuyển tải hành khách từ tuyến này sang tuyến khác, từ phương thức này sang phương thức khác

Để đảm bảo được nguyên tắc này, các điểm dừng nên được đặt gần các điểm trung chuyển, các ga đường sắt, cảng hàng không…

- Bảo đảm khả năng thông qua của hành trình là cao nhất : Điểm dừng xe Bus là 1 công trình giao thông trên dường, sự hoạt động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thông qua của đường, theo đó khả năng thông qua của 1 tuyến đường, theo đó khả năng thông qua của 1 tuyến đường phục thuộc vào khả năng thông qua của các điểm dừng đỗ như sau:

Qnút < Qđiểmdừng<Qtuyến

Như vậy nếu khả năng thong qua của điểm dừng không được đảm bảo thì có nghĩa là khả năng thông qua của cả tuyến đường bị giảm sút.

Để đánh giá khả năng thông qua của 1 điểm dừng người ta có thể căn cứ vào hệ số trùng lặp tuyến KTL dp M TL L L K Σ Σ =

Trong đó : Σ LM :Tổng chiều dài hành trình xe Bus

Σ Ldp : Tổng chiều dìa đường phố có xe Bus chạy qua Nếu hệ số trùng lặp tuyến cao dẫn đến sự quá tải của điểm dừng đỗ, khi đó các xe sẽ phải nối đuôi nhau để vào điểm dừng, hiện tượng này làm tăng thời gian chuyến đi của hành khách, thời gian 1 chuyến tức là giảm năng suất phương tiện cũng như mức độ thuận lợi, chất lượng phục vụ. Mặt khác cũng tạo ra sự cạnh tranh trong việc giành khách giữa các tuyến của các đơn vị khai thác khiến xuất hiện các tiêu cực.

3.3.3. Xác định điểm dừng đỗ trên tuyến 08

Trên toàn tuyến 08 có tất cả 70 điểm dừng với 33 điểm chiều Đông Mỹ - Long Biên và 37 điểm chiều ngược lại.

Cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 492 mét – nằm trong giới hạn khoảng cách hợp lý hợp giữa các điểm dừng trong thành phố.

Trên lộ trình xe chạy có tổng cộng 21 nút giao thông có đèn theo chiều Long - Biên Đông Mỹ và 19 nút có đèn theo chiều ngược lại

Về cơ bản các điểm dừng của xe Bus đều thỏa mãn điều kiện – nằm rất gần các điểm thu hút, có thể có tính liên thông cao tạo điều kiện thuận lợi cho khách chuyển tuyến, chuyển phương thức như điểm đối diện bến xe Giáp Bát, điểm đối diện bến xe Nước Ngầm… tuy nhiên có 1 số điểm chưa thực sự đảm bảo an toàn cũng như khả năng quan sát của lái xe gồm:

- 2 điểm dừng trên đoạn Ngọc Hồi – Đông Mỹ biển báo nằm quá khuất sau cành cây gây khó khăn cho lái xe quan sát. Theo nhiều lái xe, họ chỉ nhận ra các vị trí của các điểm đó là nhờ vào kinh nghiệm chứ thực tế họ cũng không nhìn thấy biển báo.

- Các điểm dừng ở đường Lý Thường Kiệt cũng như Nguyễn Hữu Huân nằm hơi sát vị trí của các đèn giao thông, về cơ bản chúng không vi phạm nguyên tắc khi vẫn đảm bảo cách các nút từ 25 – 20 mét nhưng thường gây hạn chế về việc gia tốc cho phương tiện cũng như gây ức chế cho lái xe.

- Các điểm dừng đều có biển báo tuy nhiên chỉ có 1 số không nhiều là có đủ diện tích để xây dựng nhà chờ và xén vỉa hè . Theo kết quả khảo sát chỉ có 1 duy nhất 1 điểm có xén vỉa hè phục vụ cho xe Bus là điểm tại nằm sau chân Cầu Vượt và 17 điểm có nhà chờ gồm 11 điểm theo chiều Long Biên – Đông Mỹ và 6 điểm theo chiều ngược lại.

- Khả năng thông qua của các điểm dừng nhìn chung là tốt tuy nhiên tại các điểm trên đường Yên Phụ và điểm dừng trên đường Trần Nhật Duật nhu cầu khách

đây các xe thường nối đuôi nhau vào đón khách và mất nhiều thời gian để dừng tại đây.

Qua sự phân tích trên ta nhận thấy có

+ 2 điểm dừng trên đoạn Ngọc Hồi – Đông Mỹ phải có sự di chuyển biển báo ra gần mặt đường hơn đồng thời xén bớt các cành lá của các cây nhằm phục vụ cho việc quan sát cho lái xe.

+ Điểm dừng tại đuờng Yên Phụ và đường Trần Nhật Duật cần có sự bố trí lại bằng cách có thể từ 2 điểm bố trí thành 3 điểm với các tuyến đi qua được giảm bớt nhằm phân bố bớt nhu cầu tại các điểm cũng như giảm được hệ số trùng lặp tuyến bằng cách tại mỗi điểm đó chỉ cho 1 số lượng tuyến nhất định đi qua. Tất nhiên nếu làm như vậy sẽ khiến cho khoảng cách giữa các điểm này bị nhỏ lại nhiều (khoảng trên dưới 300 m) tuy nhiên nó chỉ mang tính tương đối trên 1 phạm vi nhỏ quãng đường ngắn nên vẫn có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động của tuyến xe buýt 08. (Trang 43 - 49)