thời.
3.1.3. Các biểu hiện thường gặp khi vận hành máy bơm. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục pháp khắc phục
Trong quá trình vận hành, sử dụng máy bơm hay gặp những hiện tượng sau: Bảng 3.1. Những hỏng hóc trong quá trình sử dụng máy bơm khoan
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Máy bơm hoạt
động nhưng không có chất lỏng trong ống cao áp.
Thiếu hoặc không có chất lỏng trong bể.
Van ở đường hút chưa mở. Ống hút không kín để lọt khì
vào.
Van an toàn bị thủng màng.
Kiểm tra bổ sung đủ chất lỏng.
Mở van hút. Sưar chữa ống hút Thay van an toàn. Lưu lượng bơm
không đủ với tính toán.
Phin lọc trong bể bị tắc.
Ống cách giữa xilanh với mặt bích lắp không đúng, không trùng với lỗ van. Làm sạch phin lọc. Lắp lại ống cách. Có tiếng rít trong khung thuỷ lực. Mòn, vỡ piston Mòn xilanh. Rách vòng làm kín đế van Thay piston. Thay xilanh. Thay vòng làm kín. Có tiếng gõ trong
buồng xilanh ở cuối hành trình.
Ốc đầu ty bị hỏng.
Ốc hãm ty với trục trung gian bị hỏng.
Ốc hãm trục trung gian với con trượt bị hỏng.
Xiết lại ốc đầu ty. Xiết lại ốc hãm. Xiết lại ốc. Có tiếng gõ trong
van.
Lò xo supáp bị gãy. - Thay lò xo mới. Chất lỏng phun ra
từ lỗ báo.
Bộ gioăng làm kín giữa thân hộp thuỷ lực với xilanh bị hỏng. Gioăng làm kín nắp van bị hỏng hoặc lắp không đúng. Thay bộ làm kín. Thay gioăng. Chất lỏng chạy ra dọc theo ty bơm.
Bộ làm kín ty bươm bị mòn. Xiết lại ốc chèn gioăng. Hoặc thay mới gioăng làm
kín. Độ ổn định của áp suất đầu ra lớn. Khí nén trong bình ổn áp không đủ. Bình ổn áp bị hỏng.
Kiểm tra và thay màng cao su, ép áp lực khí đủ theo yêu cầu.
Bàn trượt nóng quá mức.
Dầu bôi trơn không đủ hoặc dầu đã cũ.
Tắc các lỗ dẫn dầu bôi trơn cho máng trượt, tấm chắn dầu không còn tác dụng.
Kiểm tra và thay dầu mới. Thông lại lỗ dẫn dầu và
kiểm tra lá chắn dầu. Căn chỉnh lại máy bơm.
Máy bơm lắp đặt không đúng, bị nghiêng.
Ổ bi nóng quá mức. Ổ bi thiếu mỡ bôi trơn. Ổ bi quá cũ, độ sai số lớn. Dây đai căng quá mức.
Bơm mỡ mới.
Kiểm tra lại vòng bi. Giảm độ căng dây đai. Có tiếng gõ mạnh
trong xilanh.
Mặt bích đầu hộp thuỷ lực ốc xiết không chặt.
Xiết lại ốc. Có tiếng kêu trong
phần cơ.
Bánh răng truyền động bị hỏng. Vòng bi tay biên bị hỏng. Trục con trượt bị tháo lỏng. Bạc đầu nhỏ của tay biên bị
mòn quá giới hạn.
Kiểm tra lại bánh răng. Kiểm tra lại vòng bi tay
biên.
Lắp lại trục con trượt. Kiểm tra và thay lại bạc. Bánh đai dẫn động
rung lắc quá lớn.
Ốc xiết nắp trên của thân bơm với thân dưới bị tháo lỏng. Ốc xiết bánh đai với trục chủ
động máy bơm bị tháo lỏng.
Kiểm tra và xiết lại ốc.
Hao dầu quá lớn. Ốc bắt máng trượt với thân bơm bị lỏng, dầu theo đó ra ngoài. Buồng cácte máy bị nứt.
Xiết lại ốc.
Kiểm tra lại thân dưới máy bơm.
Nhận xét:
Từ những hỏng hóc trong quá trình vận theo bảng trên, nhận thấy trong quá trình sử dụng, nếu theo dõi, kiểm tra máy thường xuyên có thể tránh được các sự cố lớn. Trong thực tế việc bảo dưỡng máy có vai trò hết sức quan trọng. Một số hỏng hóc như: Lỏng ốc, thiếu dầu mỡ bôi trơn, lắp đặt không chuẩn, ... gây hỏng có thể tránh được nếu thường xuyên kiểm tra hoặc cẩn thận khi vận hành, lắp đặt. Để tăng độ an toàn và độ bền cho các thiết bị, cần có quy trình bảo dưỡng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý... tránh những hỏng hóc không đáng có do bất cẩn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị phải được thường xuyên cập nhật quy trình bảo dưỡng, vận hành thiết bị, được học kiến thức về an toàn và tự mỗi người phải có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định về vận hành, bảo dưỡng máy mọc, thiết bị tránh những hỏng hóc, sự cố đáng tiếc xảy ra.
Trong quá trình làm việc có thể xảy ra những sự cố dẫn đến những tai nạn không lường trước được, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn vật chất, làm chậm tiến độ thi công công trình... Chính vì vậy, an toàn lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với con người cũng như các thiết bị máy móc. Để bơm làm việc được tốt và đảm bảo an toàn, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Trước khi khởi động máy bơm cần kiểm tra:
Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm. Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm.
Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an toàn.
Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp. Không cho người không liên quan ở gần máy bơm.
2. Khi hành trình của máy bơm đạt mức bình thường, phải đóng ngay van khởi động, đồng thời theo dõi chỉ số trên áp kế và điều chỉnh không cho áp suất tăng vượt quá mức giới hạn làm việc cho phép.
3. Máy bơm cần được lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động.
4. Khi máy bơm đang làm việc, đặc biệt nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa.
5. Khi phát hiện máy bơm có các khuyết tật sau đây thì không cho máy bơm tiếp tục làm việc:
Xuất hiện các vết nứt ở các bộ phận như: bánh đai, bình điều hoà, van, ... Các rãnh then, vít cấy bị hỏng.
Không có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động.
Đệm làm kín xilanh bị hỏng khi dung dịch rò rỉ qua lỗ báo hiệu (A).
Xói mòn đường kính mặt trong của xilanh lớn hơn 1,5 mm so với đường kính danh nghĩa.
Ty bơm bị cong và có các vết nứt, gãy, sứt.
Có vết nứt, mẻ ở các mối hàn thân máy và các bộ phận khác.
6. Khi xảy ra cháy nổ, phải báo ngay cho trung tâm an toàn, cần nhanh chóng cứu chữa người và các thiết bị liên quan. Đồng thời, ngừng hoạt động máy bơm ngay lập tức.
7. Trong quá trình vận hành, cần ghi chép những biểu hiện của máy bơm vào sổ trực để theo dõi.
8. Chỉ rời máy khi đã bàn giao ca xong. Lưu ý, phải báo cáo cho thợ máy đổi ca về tình trạng hư hỏng, sai phạm, chế độ làm việc của máy bơm...