Công tác kiểm tra, bảo dưỡng 1 Công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các dạng hỏng hóc của tổ hợp đầu quay di động top drive Varco TDS-8SA trên giàn khoan biển (Trang 41 - 49)

Cài hình vẽ A3 (Hình 2.11)

3.2.Công tác kiểm tra, bảo dưỡng 1 Công tác kiểm tra

3.2.1. Công tác kiểm tra

3.2.1.1. Kế hoạch kiểm tra

Bảng 3.1 Kế hoạch kiểm tra TDS-8SA

Nội dung kiểm tra Chu kỳ

kiểm tra

Mức dầu hộp số Hàng ngày

Kiểm tra độ giơ cho toàn bộ các ống nối và các thiết bị phụ trợ đi kèm

Hàng ngày

Kiểm tra sự rò rỉ của ống rửa Hàng ngày

Kiểm tra vị trí và độ chặt của vòng kẹp trên cụm bản lề nghiêng

Hàng ngày Kiểm tra sự rò rỉ và mòn của ống thủy lực và các chốt trên cơ

cấu bản lề nghiêng

Hàng ngày Kiểm tra sự rò rỉ trên xilanh điều chỉnh IBOP Hàng ngày Kiểm tra độ xiết chặt của các bulông trên vành kẹp chống

tháo ren

Hàng ngày Kiểm tra độ căng, độ kín khít của các ống mềm Hàng ngày Kiểm tra mức độ bọt của dòng dầu bôi trơn Hàng tuần Kiểm tra các cửa thông khí của động cơ Hàng tuần Kiểm tra các thành phần của xe lăn dẫn hướng Hàng tuần Kiểm tra độ mòn của má kẹp trên bàn kẹp Hàng tuần Kiểm tra sự ăn mòn ống lót (trong cụm ống rửa) Hàng tháng Kiểm tra đường kính của mắt quang treo elevator Hàng tháng Kiểm tra sự mòn của má phanh, rò rỉ khí trên phanh động cơ Hàng tháng

Kiểm tra độ mòn của ghim chốt Hàng tháng

Kiểm tra độ hở giữa bạc và chốt trên đòn kích thích IBOP Hàng tháng Kiểm tra mòn và sự chuyển động của con lăn dẫn động IBOP Hàng tháng

Kiểm tra mòn cho chốt bản lề Hàng tháng

Kiểm tra độ mòn của bạc lót ổn định trên bàn kẹp Hàng tháng Kiểm tra khả năng nạp của các bình chứa, ắcqui 3 tháng Kiểm tra độ lỏng ổ trục cho hộp tốc độ 6 tháng

Kiểm tra sự mòn hỏng trên ống nối 6 tháng Kiểm tra sự ăn mòn phía trong ống chữ S 6 tháng Kiểm tra đường kính trong của elevator 6 tháng Kiểm tra độ mòn của bánh công tác của bơm (bơm dầu) 12 tháng

Kiểm tra độ mòn của trục dẫn 12 tháng

Kiểm tra sự mòn hỏng của cụm IBOP 6 tháng

Kiểm tra các vết nứt của các chi tiết chịu tải 3 tháng cho các mặt hở

và 5 năm cho toàn bộ

chi tiết

3.2.1.2. Kiểm tra chi tiết 1.Kiểm tra phanh động cơ

Tháo nắp phanh và kiểm tra độ mòn của má phanh, thay thế nếu mòn quá giá trị cho phép (cung cấp bởi nhà sản xuất).

2. Kiểm tra đường dẫn dung dịch (Hình 3.1)

Công tác kiểm tra bao gồm các công việc sau: • Kiểm tra bằng mắt thường đối với cụm ống rửa; • Kiểm tra ống chữ S;

• Kiểm tra ống lót;

• Kiểm tra khe hở chiều trục của trục dẫn (không bắt buộc). * Kiểm tra cụm ống rửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra sự rò rỉ của cụm ống rửa hằng ngày bằng mắt thường. kiểm tra bạc lót giữa vỏ bọc ống rửa và phần đế của cổ ngỗng 6 tháng 1 lần theo các bước sau:

• Đặt đế của máy đo lên trên phần đế của cổ ngỗng và đặt máy đo lên phía trên của bạc lót;

• Nâng và hạ bạc lót đồng thời ghi lại toàn bộ giá trị đọc được trên máy;

• Đặt đế của máy đo từ tính hoặc giá đỡ tùy biến lên bạc lót hoặc hộp làm kín;

• Quay bạc lót 360° và ghi lại toàn bộ giá trị đọc trên máy.

Dung sai cho phép của ống rửa: Tiến hành nêm vào đáy của cổ ngỗng để đạt được khe hở ổ trục trong khoảng 0,001÷0,003 (in). Kiểm tra khe hở bằng cách nâng, hạ bạc lót. Độ lệch tối đa của bộ phận định tâm cổ ngỗng là 0,01 (in).

* Kiểm tra ống chữ S: Để kiểm tra ống chữ S trước tiên phải tháo 2 đai ốc hãm ở 2 đầu ống, sau đó tiến hành kiểm tra độ mòn của ống bằng sóng siêu âm.

* Kiểm tra ống lót: Trước tiên tháo rời cụm ống rửa sau đó kiểm tra sự ăn mòn của ống lót, nếu vượt quá mức độ cho phép thì phải tiến hành thay thế ống lót. Chú ý là khi thay ống lót thì đệm làm kín cũng phải được thay thế cùng.

Hình 3.1 Kiểm tra đường dẫn dung dịch

* Kiểm tra khe hở chiều trục của trục dẫn Các bước tiến hành:

• Tháo rời cụm ống rửa;

• Gá đặt đồng hồ so như hình vẽ;

• Kiểm tra khe hở chiều trục bằng cách đặt một lực cưỡng bức lên trục theo hướng từ dưới lên, sau đó ghi lại giá trị đọc được trên đồng hồ so, đó chính là giá trị cần kiểm tra;

• Nếu giá trị đọc được lớn hơn 0,003 (in) thì ta tháo bệ đỡ ra và điều chỉnh lại số nêm ở bên dưới bệ đỡ cho đến khi đạt được khe hở trong khoảng 0,001÷0,003 (in), với mômen vặn các đai ốc trên bệ đỡ từ 250÷270 (ft.lb).

Hình 3.2 Kiểm tra khe hở chiều trục của trục dẫn

2. Kiểm tra sự ăn khớp của bánh răng hộp tốc độ (Hình 3.3)

Chú ý là công việc kiểm tra này chỉ cần thiết khi phải lắp đặt lại đầu quay, còn trong những công tác bảo dưỡng thông thường thì không cần. Các bước tiến hành như sau:

• Xả hết dầu trong hộp tốc độ;

• Tháo vỏ dưới của hộp tốc độ để kiểm tra sự ăn khớp;

• Cho một dây hợp kim mềm vào giữa khoảng ăn khớp của 2 răng sau đó ghi lại bề dày của tại 2 điểm trên dây hợp kim được tạo ra do sự ăn khớp của 2 răng bằng trắc vi kế. Nếu khe hở lớn hơn 0,05 (in) thì bánh răng đã mòn quá giá trị cho phép và cần được thay thế.

3. Kiểm tra van giảm thanh

Van giảm thanh được lắp trên cửa hệ thống xả của buồng góp trên van solenoid để chống ồn. Van giảm thanh ngoài chức năng làm giảm tiếng ồn còn thu giữ lại các tạp chất có thể gây tắc khí trong kênh dẫn khí. Sự co hẹp của kênh dẫn khí làm thay đổi áp suất khí nén dẫn đến sự hoạt động không ổn định của các van solenoid. Theo định kỳ tháo, làm sạch hoặc thay thế van giảm thanh. Nếu không cần chống ồn thì có thể thay thế van giảm thanh bằng một khuỷu nối đơn thông thường.

BA A B A 2 1 R¨ng ¨n khíp 2-D©y hîp kim mÒm dA+dB=Khe hë c¹nh r¨ng

Hình 3.3 Kiểm tra sự ăn khớp của bánh răng hộp tốc độ

4. Kiểm tra bộ ôm kẹp cần khoan

Kiểm tra độ giơ của toàn bộ các bulông, đầu nối hàng ngày. Nếu có bất kỳ đoạn ống, chốt hãm an toàn phải tháo ra để sửa chữa cần thay thế bằng các thiết bị dự trữ ngay. Kiểm tra chốt bản lề để đảm bảo nó không bị giơ quá so với lỗ trên thân bàn kẹp.

* Kiểm tra ghim chốt: Kiểm tra độ mòn của ghim chốt hàng tháng, nếu mòn quá 0,06 (in) trên toàn bộ đường kính thì phải thay thế.

* Kiểm tra bản cụm bản lề nghiêng: Kiểm tra đường thủy lực và các đầu nối xem có rò rỉ hay mòn không, thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra vị trí và độ chặt của vòng kẹp hàng ngày.

Độ mòn cho phép:

• Đầu nối: Cần thay thế đầu nối ngay nếu mòn quá 0,06 (in) trên toàn bộ đường kính; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bạc lót: Thay thế bạc lót khi lớp áo bọc bị mòn hết hoặc mòn quá 0,04 (in) ở biên.

* Kiểm tra ống nối: Kiểm tra toàn bộ các bộ phận của ống nối 6 tháng một lần cho các hiện tượng nứt, mòn hoặc ăn mòn. Chi tiết kiểm tra như sau:

• Kiểm tra bán kính kênh thoát nằm trên mặt trong của vòng hãm;

• Kiểm tra mòn, ăn mòn trên gờ chia nửa ống nối;

• Kiểm tra mòn, ăn mòn hoặc nứt do mỏi trên đường kính trong và ngoài của ống nối.

* Kiểm tra xilanh điều khiển IBOP: Kiểm tra rò rỉ cho xilanh hằng ngày. Làm kín hoặc thay thế các đường ống mềm bị rò, hỏng. Nếu phát hiện rò trên xilanh, tháo xilanh và thay thế các đệm làm kín. Hàng tháng kiểm tra cơ cấu dẫn động và kiểm tra mòn cho các bạc lót, chốt hãm trên tay đòn dẫn động.

Độ mòn cho phép:

• Chốt hãm: Thay thế chốt hãm nếu mòn quá 0,03 (in) trên đường kính của chốt;

• Bạc lót: Thay thế bạc lót khi lớp áo bọc bị mòn hết hoặc mòn quá 0,04 (in) ở biên.

* Kiểm tra vành kẹp chống tháo ren: 3 vành kẹp này được kiểm tra hàng ngày cho độ giơ của các bulông để sửa hoặc thay thế nếu cần thiết. Chú ý là mômen vặn các đai ốc hãm trong khoảng 362±5 (ft.lb).

* Kiểm tra bàn kẹp: Kiểm tra các chi tiết như: chốt bản lề; các ốc hãm; xilanh và cặp má kẹp.

Kiểm tra mòn cho chốt bản lề hàng tháng và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra hàng ngày độ giơ của các ốc hãm, rò rỉ của các ống mềm và của xilanh và thay thế đệm làm kín cho xilanh nếu phát hiện rò rỉ. Kiểm tra hàng tuần độ mòn của cặp má kẹp và thay thế nếu vượt quá giá trị cho phép.

* Kiểm tra elevator và quang treo elevator: Kiểm tra elevator theo chu kỳ 6 tháng, kiểm tra sự mòn hỏng của mặt trong elevator. Độ mòn cho phép của vai elevator phía trong không được vượt quá 18 (in). Chi tiết về kiểm tra quang treo elevator được trình bày trong phần 6

Chu kỳ kiểm tra tùy thuộc vào bộ phận phụ trách về điện. Kiểm tra toàn bộ các dây dẫn, các bộ nối và các cụm thiết bị liên quan, kiểm tra sự mất tín hiệu hoặc các hư hại khác để kịp thời sửa chữa, thay thế. Ngoài ra cũng phải kiểm tra các hư hỏng bề ngoài của các cảm biến và thay thế nếu cần thiết.

6. Kiểm tra các mắt của quang treo elevator

Hình 3.4 Kiểm tra quang treo elevator

Theo chu kỳ 1 năm (hoặc khoảng 3000 giờ làm việc). Sử dụng calíp để đo kích thước của các mắt quang treo elevator, so sánh giá trị với Bảng 3.2 để xác định được công suất nâng cho phép của quang treo elevator.

7. Kiểm tra các vết nứt cho các chi tiết chịu tải

Các chi tiết chịu tải ở đây bao gồm: quang treo; trục dẫn; giá đỡ liên kết quay; ống nối; elevator và quang treo elevator; cụm van cầu (van cầu trên, van cầu dưới và đầu nối bảo vệ).

Chu kỳ kiểm tra là 3 tháng hoặc 1500 h làm việc đối với các bề mặt hở và 5 năm đối với toàn bộ chi tiết. Sử dụng phương pháp kiểm tra bằng từ tính.

Bảng 3.2 Công suất nâng cho phép của quang treo elevator

Kích thước mắt trên (in) (C)

Kích thước mắt dưới (in) (A)

Công suất nâng cho phép (tấn) 7 8 2 B= (in) 5 1 4 2 250 7 8 4 1 8 2 210 5 8 4 1 16 2 188 3 8 4 3 4 1 137

12 2 3 B= (in) 5 3 4 2 350 13 16 4 9 16 2 300 5 8 4 3 8 2 225 7 16 4 3 16 2 175 1 2 4 B= (in) 6 1 2 3 500 3 4 5 1 4 3 420 1 2 5 3 3 325 1 4 5 3 4 2 250 1 4 6 B= (in) 1 2 7 1 2 4 750 1 4 7 1 4 4 650 7 4 600 3 4 6 3 4 3 550

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các dạng hỏng hóc của tổ hợp đầu quay di động top drive Varco TDS-8SA trên giàn khoan biển (Trang 41 - 49)