Cơ cấu phanh đĩa

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh trên ô tô du lịch (Trang 38 - 42)

* Nhiệm vụ, yêu cầu.

Phanh đĩa được dùng phổ biến trên ô tô con có vận tốc cao, đặc biệt hay gặp ở cầu trước. Ngày nay phanh đĩa được dùng nhiều cho cả cơ cấu cầu trước và cầu sau xe vì có các yêu điểm chính sau:

Cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh (ma sát) ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, hơn cơ cấu phanh kiểu tang trống. Điều này giúp cho bánh xe bị phanh làm việc ổn định, nhất là ở nhiệt độ cao.

Khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn,nên tổng khối lượng chi tiết không treo nhỏ, nâng cao tính êm dịu và sự bám đường của bánh xe.

Khả năng thoát nhiệt ra môi trường dễ dàng.

Dễ dàng trong công việc sửa chữa và thay thế tấm ma sát.

Công nghệ chế tạo gặp ít khó khăn, có nhiều khả năng giảm giá thành trong sản xuất.

Dễ dàng bố trí cơ cấu tự động điều chỉnh tự động khe hở của má phanh và đĩa phanh.

Tuy nhiên phanh đĩa khó có thể tránh bụi bẩn và đất cát vì đĩa phanh không che kín hoàn toàn. Bởi vậy ở các xe có khả năng việt dã không cao không dùng cơ cấu này.

* Phân loại.

Hiện nay có hai loại phanh đĩa:

Phanh đĩa có giá xy lanh cố định ( hình 2.10 a). Phanh đĩa có giá xy lanh di động (hình 2.10 b)

* Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

Phanh đĩa có giá đặt xy lanh cố định gồm hai xylanh công tác đặt hai bên đĩa phanh. Số lượng xy lanh công tác có thể là hai, bốn đặt đối xứng nhau, hoặc ba xylanh với hai xylanh nhỏ một bên còn một bên kia là xy lanh lớn (hình 2.10 a)

Phanh đĩa có giá đặt xy lanh di động bố trí một xy lanh. Giá xy lanh được di chuyển trên các trục nhỏ dẫn hướng. Khi phanh xy lanh đẩy piston và má phanh vào má của đĩa phanh, sau đó đẩy giá đặt xy lanh trượt trên trục dẫn hướng để ép nốt má phanh bên kia vào đĩa phanh (hình 2.10 b). Loại có kết cấu các tấm má phanh tự lựa được điều khiển bằng một xy lanh lực đặt trên giá quay cũng thuộc vào loại này. Ở đây các tấm má phanh có thể quay tự lựa trong giá đỡ của xy lanh quay.

Ngày nay ở trên xe dùng chủ yếu phanh đĩa có giá di động vì:

Chất lỏng chỉ đưa vào một xy lanh, bởi vậy tăng diện tích cho không khí luồn vào làm mát đĩa phanh và má phanh tránh hiện tượng “sôi” dầu phanh khi phanh liên tục.

Ở đây cơ cấu phanh có thể nằm sát ra phía vành bánh xe, dành không gian bố trí các chi tiết để tạo nên đường tâm trụ đứng “ giả tưởng” với bán kính bằng không hoặc bằng âm.

Kết cấu đơn giản hơn, tạo điều kiện hạ giá thành của cụm chi tiết cơ cấu phanh.

Trên các xe hiện nay có 2 loại phanh đĩa thường được sử dụng

* Cơ cấu phanh đĩa có giá xy lanh cố định

Khi có lực phanh, dầu cao áp sẽ dồn đến xy lanh đẩy hai pittông ép các má phanh vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.

Số lượng xy lanh công tác có thể là 2, 4 đặt đối xứng nhau hoặc có thể là 3 với 2 xy lanh nhỏ 1 bên, còn bên kia là xy lanh lớn.

* Cơ cấu phanh đĩa có giá xy lanh di động

Phanh đĩa có giá xylanh di động chỉ bố trí xylanh thuỷ lực một bên. Giá xylanh có thể di động được trên các trục nhỏ dẫn hướng bắt trên moay ơ. Khi phanh, dầu cao áp đẩy pittông ép một bên má phanh áp sát vào đĩa phanh, đồng thời đẩy giá đặt xylanh trượt trên trục dẫn hướng đến ép má phanh còn lại áp sát vào trống phanh. Khi cả hai má phanh đều ép sát vào đĩa phanh, phanh mới được thực hiện.

Phanh đĩa có giá xylanh di động được dùng trên đa số các xe ôtô du lịch ngày nay do chỉ bố trí một bên xylanh nên tăng diện tích được làm cho đĩa phanh, tránh hiện tượng sôi dầu khi phanh liên tục.

* Ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng. * Ưu điểm

Phanh đĩa được dùng phổ biến cho xe có vận tốc cao đặc biệt hay gặp ở cầu trước.

Ngày nay, phanh đĩa được dùng cho cả cầu trước và cầu sau vì các ưu điểm chính sau:

Cấu tạo đơn giản nên việc kiểm tra và thay thế má phanh đặc biệt dễ dàng.

Công nghệ chế tạo ít gặp khó khăn, có nhiều khả năng giảm giá thành trong sản xuất.

Cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh ổn định hơn so với cơ cấu phanh kiểu tang trống khi hệ số ma sát thay đổi. Điều đó giúp cho các bánh xe bị phanh làm việc ổn định , nhất là ở tốc độ cao.

Khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn nên tổng các khối lượng các chi tiết không treo nhỏ, nâng cao tính êm dịu và sự bám đường của xe.

Khả năng thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài là dễ dàng. Thoát nước tốt do nước bám vào đĩa phanh bị loại bỏ rất nhanh bởi lực ly tâm nên tính năng phanh được phục hồi trong một thời gian ngắn.

Không cần điều chỉnh phanh.

* Nhược điểm

Nhược điểm của phanh đĩa là khó có thể tránh bụi bẩn và đất cát vì đĩa phanh không được che đậy kín, bụi bẩn sẽ lọt vào khe hở giữa má phanh và đĩa phanh khi ôtô đi vào chỗ lầy lội làm giảm ma sát giữa đĩa phanh và má phanh khi phanh, phanh sẽ kém hiệu quả.

Má phanh phải chịu được ma sát và nhiệt độ lớn hơn. Phanh đĩa có tiếng kêu rít do sự tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh.

CHƯƠNG 3

ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH PHANH Ô TÔ

Việc khảo sát động lực học quá trình phanh sẽ cho ta thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng mật thiết đến quá trình phanh. Cơ sở của quá trình phanh khi hệ thống phanh có ABS. Kết quả quan trọng nhất mà quá trình khảo sát thu được đó là tìm ra được các điều kiện để hiệu quả phanh đạt tối ưu và một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ấy.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh trên ô tô du lịch (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w