* Nhiệm vụ, yêu cầu.
Hầu hết hệ thống phanh được dùng trên ôtô du lịch ngày nay đều sử dụng loại cơ cấu phanh guốc ở bánh xe cầu trước và phanh đĩa ở bánh xe cầu sau. Một số xe vẫn sử dụng cơ cấu phanh guốc ở tất cả các bánh
* Phân loại.
Đối với cơ cấu phanh guốc có 4 loại sơ đồ nguyên lý cấu tạo cơ cấu phanh:
- Cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau. - Cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và chuyển dịch của các guốc bằng nhau.
- Cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía và lực đẩy lên guốc như nhau. - Cơ cấu phanh có chốt tựa chung và có cường hóa (cơ cấu phanh kiểu bơi).
Hiện nay trên các xe du lịch đời mới thường sử dụng cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau cho cơ cấu phanh sau và cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía và lực đẩy lên guốc bằng nhau cho cơ cấu phanh của phanh trước .
* Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
2.2.4.1 Cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía và lực tác dụng lên guốc phanh bằng nhau
Đặc điểm của cơ cấu này là có hai xylanh phanh bánh xe đặt riêng rẽ cho từng guốc và chốt tựa riêng rẽ được bố trí khác phía. Mômen ma sát sinh ra ở guốc trước và guốc sau bằng nhau. Khích thước xylanh của chúng bằng nhau nên tạo ra lực đẩy lên guốc bằng nhau. Trên hình (2.8) là sơ đồ nguyên lý cấu tạo cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía, lực đẩy lên các guốc bằng nhau.
Y2 P1 X1 Y1 P2 X2
Hình 2.8 - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía lực đẩy lên các guốc bằng nhau
Cơ cấu phanh có hai ống xylanh bố trí riêng rẽ ở hai guốc phanh. Mỗi guốc phanh được quay quanh chốt tựa, bố trí đối xứng với nhau. Dầu được cung cấp đến các xylanh và giữa các xylanh có đường ống dẫn thông qua ống nối. Cơ cấu phanh loại này có sự làm kín để loại trừ khả năng văng dầu, nước, bụi bẩn lên bề mặt làm việc của guốc phanh và tang phanh bảo đảm tăng được độ tin cậy làm việc, tăng tuổi thọ và giữ chất lượng phanh ổn định trong quá trình sử dụng.
Nhờ việc bố trí các xylanh làm việc và chốt tựa đối xứng cho nên hiệu quả phanh của hai má phanh sẽ bằng nhau khi trống phanh quay bất kỳ chiều nào. Hiệu quả phanh khi xe chuyển động tiến cao hơn so với khi xe chuyển động lùi, do cơ cấu phanh có hiện tượng tự xiết.
* Ưu điểm
+ Cơ cấu phanh loại này thuộc loại cân bằng.
+ Cường độ hao mòn của các tấm ma sát là như nhau, do đó chế độ làm việc của hai guốc phanh là như nhau.
+ Hiệu quả phanh theo chiến tiến đạt chất lượng cao do có hiện tượng tự xiết của cả hai guốc phanh.
* Nhược điểm
+ Hiệu quả phanh sẽ giảm mạnh khi xe chuyển động lùi.
+ Kết cấu của cơ cấu phanh là phức tạp do phải bố trí hai xylanh công tác.
2.2.4.2 Cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau
Cơ cấu phanh có chốt tựa một phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau được thể hiện trên (hình 2.9) là loại sử dụng xi lanh thuỷ lực để ép guốc phanh vào trống phanh, loại này thường sử dụng trên ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.
Hình 2.9. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cơ cấu phanh có chốt tựa cùng phía, lực đẩy lên các guốc bằng nhau
Đặc điểm của cơ cấu phanh loại này là có lực đẩy guốc phanh bằng nhau P1=P2 do đường kính piston xylanh công tác như nhau. Nhưng mômen ma sát của guốc phanh trước lớn hơn guốc phanh sau. Do mômen ma sát ở trên guốc phanh trước (do phản lực tiếp tuyến Y1 gây ra) cùng chiều với mô men của lực P1, còn mô men ma sát ở guốc phanh sau (do phản lực tiếp tuyến Y2 gây ra) có xu hướng chống lại lực dẫn động nên sức
ép của guốc phanh vào tang phanh sẽ lớn hơn so với guốc phanh sau. Vì vậy nếu kích thước của 2 guốc phanh như nhau thì guốc phanh trước sẽ mòn nhiều hơn guốc phanh sau.
Lò xo hồi vị: mỗi bánh xe có một lò xo hồi vị chung cho cả guốc trước và guốc sau. Mâm phanh được gắn trên mặt bích của dầm cầu. Các guốc phanh được đặt trên các chốt tựa. Dưới tác dụng của lò xo kéo các guốc phanh được ép chặt vào các cam điều chỉnh và ép các đầu tựa vào piston trong xylanh công tác, làm cho các piston trong xylanh sát gần nhau. Xylanh phanh bánh xe được gắn chặt trên mâm phanh. Giữa các piston của xylanh phanh bánh xe có lò xo côn để gối tựa luôn luôn ép sát vào guốc phanh.
Má phanh và guốc phanh trước giống như cơ cấu phanh trước. Má phanh và guốc phanh sau của cơ cấu phanh sau có 8 lỗ để tán đinh tán. Góc ôm sau β= 80o
Chốt tựa : cả hai chốt tựa cùng nằm phía dưới. Ở chốt tựa có mặt vát để lắp đệm lệch tâm điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang phanh.
* Nguyên lý hoạt động
Khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh chất lỏng (dầu phanh) với áp suất cao truyền đến xylanh công tác tạo lên lực ép trên các piston và đẩy các guốc phanh ép sát vào tang phanh thực hiện quá trình phanh.
Khi người lái nhả bàn đạp phanh, lò xo kéo sẽ kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu, khi đó giữa các má phanh và trống phanh có khe hở và quá trình phanh kết thúc.
* Ưu điểm: Hiệu quả phanh của cơ cấu phanh tạo ra sẽ là như nhau khi xe tiến và xe lùi.
* Nhược điểm: Đây là cơ cấu phanh không cân bằng do các ổ bánh xe sẽ chịu các tải trọng phụ phát sinh khi phanh xe.