MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 79 - 83)

Quan điểm giảm nghèo một cách toàn diện là hệ thống tác động cộng hưởng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước- doanh nghiệp- cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hoà nhập cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ giảm nghèo trong hiện tại và làm giàu bền vững trong tương lai gần, xa. Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong giai đoạn tới tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Giảm nghèo cần có sự chỉ đạo tập trung, sự phối hợp chặt chẽ và phân công trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các

cấp và của toàn thể cộng đồng xã hội trong việc thực hiện, đánh giá, giám sát. Đặc biệt là trách nhiệm của chính bản thân người nghèo nên từ bỏ sự tự ti, mặc cảm, ỷ lại trông chờ vào cộng đồng để từ đó có ý chí quyết tâm phấn đấu thoát nghèo và hoà nhập xã hội.

- Cũng cần lưu ý rằng, mọi hỗ trợ vật chất như tài chính, nhu yếu phẩm dù từ nguồn nào: Nhà nước, nhân dân, tập thể cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước, quốc tế… và dưới hình thức nào cho vay hay không phải công khai, minh bạch và đưa đến tận tay các hộ nghèo, kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi, tham nhũng.

- Các địa phương, đơn vị cần chủ động khắc phục những tồn tại yếu kém trong thực hiện các chương trình, dự án; bố trí kinh phí để thực hiện quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư sao cho hiệu quả.

KẾT LUẬN

Nghèo khổ là hiện tượng kinh tế xã hội có tính chất phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc. Đó là thách thức gay gắt đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Khắc phục hiện tượng này là mối lo toan thường xuyên của các quốc gia ở mọi khu vực, đòi hỏi nỗ lực chung giải quyết vấn đề có tính toàn cầu này.

Đối với nước ta,giảm nghèo hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong xu thế hội nhập là vấn đề thời sự, bức xúc hiện nay. Đảng ta đặc biệt quan tâm tới giảm nghèo không chỉ cộng đồng dân cư nông thôn và còn đối với cả cộng đồng dân cư đô thị và mọi vùng miền trên cả nước nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, các cơ sở cách mạng, các đối tượng ưu tiên xã hội.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, Đảng, chính quyền, nhân dân thành phố Hải Phòng đã sớm phát động phong trào giảm nghèo. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của HĐND, UBND cùng phối hợp với các ngành, các cấp, các huyện thị với những chính sách thích hợp đối với người nghèo, xã nghèo. Qua nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở địa bàn thành phố , xác định nguyên nhân dẫn đến đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo, do điều kiện tự nhiên và do xã hội tác động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách đạt được trong những năm vừa qua, để giải quyết được vấn đề giảm nghèo đến năm 2015 cần áp dụng đồng bộ và hệ thống các giải pháp kinh tế gắn liền với giải pháp xã hội như: đẩy manh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao và bền vững kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án; phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để giảm nghèo; Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống; Phát triển

cơ sở hạ tầng cho xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công; Phát triển dịch vụ y tế, giáo dục, chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo; phát triển mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện tốt xã hội hoá công tác giảm nghèo.

Qua đó ta thấy giảm nghèo là một vấn đề quan trọng không những được xã hội quan tâm mà còn là mục tiêu lớn của tỉnh, của quốc gia. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau là Đảng và Chính phủ có lỗi, hế dân không được học là Đảng và Chính phủ có lỗi” vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong mọi giai đoạn khi thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006- 2010, 9- 2005.

2. Công ty Aduki, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, 1996.

3. Diễn đàn kinh tế- tài chính Việt Pháp, Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ. NXB. Chính trị quốc gia, 2003.

4. Nguyễn mạnh Hùng, Chiến lược- kế hoạch- chương trình đầu tư phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2010, NXB.Thống Kê, 2004.

5. Giáo trình kinh tế phát triển,

6. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng,

7. Tatyana p. Soubbotina, không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB. Thông tin, 2005.

8. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2007

9. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố giai đoạn 2006- 2010.

10. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVI, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2006

11. http: // kinh te 24.com. 12. www.google.com.vn

13. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo xuất bản tháng 5 năm 2002

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 79 - 83)

w