Tình Hình Kinh Tế Của Hải Phòng giai đoạn 2001 2007

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 32 - 40)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ): Trong những năm qua kinh tế Hải Phòng đạt được mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trên 8%, đặc biệt năm 2007 đạt khoảng 12,5%, GDP bình quân đầu người đạt 5,25 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên địa bàn 14168,1. tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 3242,4 tỷ đồng đây là điều kiện cơ bản để gia tăng quỹ vật chất cho công tác giảm nghèo

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dich vụ, giảm dần nông lâm, tuy nhiên vẫn tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp. Giúp cho công tác giảm nghèo

- Các khu công nghiệp tiêu biểu cho thành phố Hải Phòng khu công nghiệp Nomura , khu công nghiệp Đình vũ Hải An

Biểu 2:Một số chỉ tiêu kinh tế thành phố Hải Phòng từ năm 2001-2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng % 10.38 10.64 10,71 11,39 12,25 12,51 13 GDP bình quân đầu người (giá 1994)

triệu

đồng 5.129,7 5.605,7 6.179,2 7.064,3 7.886,9 8.715,8 9.724,2

Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, ngư

nghiệp % 17,2 16,5 12,14 12,57 11,53 10,64 9,81 - Công nghiệp, xây dựng % 36,2 38,3 42,11 39.91 40,83 40,84 41,09 - Dịch vụ % 46,6 45,2 45,75 47,52 47,64 48,52 49,1 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 5671 5875.8 6885,5 8852 9236,6 10136 14168,1

Theo cục thông kê Hải Phòng a Cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng

*.Ngành công nghiệp xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước 7327,tỷ đồng, tăng 14,07% so cùng kỳ, đạt kế hoạch; trong đó công nghiệp trung ương tăng 27,5%, công nghiệp địa phương tăng 14,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Sản xuất kinh doanh điện mặc dù còn khó khăn về nguồn cung song đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, sản lượng điện bán ra tăng 22,7% so cùng kỳ.Từ năm 2001 đến năm 2007 giá trị công nghiệp xây dựng tăng từ tỉ lệ đóng góp là 36,2% năm 2001 đến năm 2007 tỉ lệ đóng góp này đã là 41,09% tăng 2,5 %.

- Thương mại phát triển khá, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá ước tăng 23,7% vượt kế hoạch; giá cả thị trường tăng khá cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước 1,214 tỷ USD, tăng 19,8% vượt kế hoạch; mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là: dệt may, giày dép, tàu biển, nhựa, dây và cáp điện, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 1,457 tỷ USD, tăng 21,1%, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất giày dép và may mặc, sắt thép, thức ăn gia súc, thực phẩm chế biến... Du lịch tiếp tục phát triển khá với nhiều hoạt động được triển khai tích cực, tiếp tục củng cố vị thế du lịch Hải Phòng; ước thu hút 3,62 triệu lượt khách du lịch, tăng 22,1% vượt kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 719,1 ngàn lượt, tăng 20%; tổng doanh thu ước tăng 35,6%. Dịch vụ vận tải: tăng trưởng khá, ước luân chuyển hàng hoá tăng 13,6%, luân chuyển hành khách tăng 18,5%. Sản lượng hàng qua các cảng trên địa bàn cả năm ước 22,08 triệu tấn, tăng 27,1% so cùng kỳ, vượt kế hoạch năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển nhanh, đa dạng hoá về dịch vụ, thuê bao điện thoại phát triển mới ước 640 ngàn, đưa mật độ điện thoại đạt bình quân trên 65 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet phát triển mới ước 17 ngàn, mật độ dân số sử dụng Internet đạt 31,7%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 14.168,4 tỷ đồng, trong đó thu thuế hải quan 10.925,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 15,2%; thu nội địa ước 3.243,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so năm 2006, đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các khoản thu từ doanh nghiệp đều đạt thấp, đặc biệt là thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương không đạt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương ước 4.744 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, vượt kế hoạch, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và đột xuất. Hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế; tổng nguồn vốn tín dụng huy động đến cuối năm ước tăng 28% và tổng dư nợ cho vay ước tăng

36% so cùng kỳ; nhiều ngân hàng mở thêm chi nhánh, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, phát triển mạnh thanh toán bằng thẻ điện tử, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng lãi suất linh hoạt...

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố cả năm ước thực hiện 17.955,4 tỷ đồng, tăng 21,1% so cùng kỳ, vượt kế hoạch năm; trong đó trung ương quản lý 5.112,2 tỷ đồng, tăng 2,1%; địa phương 9.768,7 tỷ đồng, tăng 33,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.074,5 tỷ đồng, tăng 21,9% so cùng kỳ. Nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 5.007,5 tỷ đồng, tăng 85,3%, trong đó Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng đồng thời xây dựng 2 nhà máy lớn với khối lượng thực hiện ước 3.000 tỷ đồng. Thành phố đã phê duyệt 76 dự án, trong đó có 51 dự án mới với tổng mức đầu tư 5.807 tỷ đồng (vốn ngân sách 5.656 tỷ đồng). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thu hút 340 triệu USD, vượt kế hoạch; cam kết phát triển một số dự án lớn: Xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha của tập đoàn Sembcop (Singapore), xây dựng khu công nghiệp 500 ha của tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan... Đến nay, toàn thành phố có 261 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 2,549 tỷ USD, vốn thực hiện 51,5% tổng vốn đăng ký. Vốn ODA ước giải ngân 23,518 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài 17,446 triệu USD, tăng 28% so với kế hoạch (kế hoạch 218 tỷ đồng).

Công tác phát triển doanh nghiệp: ước cả năm cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 3.012 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 20.409 tỷ đồng, tăng 60% về số doanh nghiệp và tăng 230% về vốn. Quan tâm công tác hậu kiểm doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: ra quyết định cổ phần hóa 8 doanh nghiệp, chuyển 2 doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, 1

doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Hoàn thành xây dựng đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2007-2010.

Biểu 3: Cơ cấu nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp của Hải Phòng năm 2006- 2007 Đơn vị tính Năm 2006 Ước 2007 2007/ 2006 (%) * NÔNG NGHIỆP

- Diện tích lúa cả năm 1000 Ha 86.92 85.58 98.5

Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 55.4 54.1 97.6

Sản lượng lúa cả năm 1000 Tấn 481.9 463.0 96.1 - Sản lượng lương thực quy thóc " 488.2 470.9 96.5

- Bình quân sản lượng lương

thực/người Kg 269.3 256.9 95.4 - Đàn trâu (1/10) Con 9,886 9,550 96.6 - Đàn bò (1/10) Con 15,608 17,200 110.2 - Đàn lợn (1/10) 1000con 618.7 560.5 90.6 Tr.đó: Lợn nái " 101.0 85.5 84.7 - Đàn gia cầm (1/10) Tr.con 4.2 4.7 112.3

Giá trị sản xuất nông nghiệp (CĐ 94) Tỷ đồng 2,364.0 2,457.9 104.0 Chia ra: Giá trị trồng trọt " 1,491.5 1,516.8 101.7 Giá trị chăn nuôi " 812.0 874.5 107.7

Giá trị dịch vụ " 60.5 66.6 110.1

* LÂM NGHIỆP

- GTSX lâm nghiệp (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 23.0 23.1 100.4

* THỦY SẢN

- GTSX thủy sản (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 771.5 857.9 111.2 Giá trị khai thác " 313.4 331.0 105.6 Giá trị nuôi trồng, DV " 458.1 526.9 115.0 - Sản lượng thủy sản khai thác Tấn 34,007 35,452 104.2 - Sản lượng thủy sản nuôi trồng " 38,510 44,253 114.9

Qua biểu 3 ta thấy mặc dù sản lượng lùa giảm xuống nhưn giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 4% chứng tỏ Hải Phòng đang thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu nông thôn giảm giá trị trồng trọt tăng giá trị chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp cụ thể nhử sau: Giá trị trồng trọt tăng 1,7% ,Giá trị chăn nuôi tăng 7,7% ,Giá trị dịch vụ 10,1%

* Nông nghiệp :

Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm giảm 0,62%; diện tích lúa giảm 1,5%, năng suất lúa cả năm ước giảm 2,4% và sản lượng giảm 3,9%; chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp tăng mạnh, ước hết năm 2007 có 496 trang trại, tăng 33,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm tăng 12,4%, đàn bò tăng 9,3% và đàn lợn giảm 12,16% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 2.457,9 tỷ đồng, tăng 3,97% vượt kế hoạch năm. Tu bổ đê điều: các dự án tu bổ đê điều, nâng cấp đê biển được quan tâm đầu tư; tiếp tục đầu tư cứng hoá 81,62km kênh với vốn đầu tư 35,385 tỷ đồng; Chương trình nước sạch nông thôn: xây dựng 27 hệ cấp nước tập trung (đã hoàn thành 12 hệ), 700 bể nước mưa, đưa tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 77%, đạt kế hoạch.

* Lâm nghiệp

- Hải Phòng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở những nơi đã khai thác gỗ chỉ có trảng cỏ và cây bụi , chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng sản xuát

- Tuy nhiên đóng góp của ngành vào tăng trưởng còn thấp

* Thủy sản

xuất thủy sản ước tăng 11,2% so cùng kỳ, không đạt kế hoạch. Số hộ nuôi tôm sú giảm, diện tích vùng nuôi thu hẹp, môi trường ít được cải thiện, đầu tư thấp là nguyên nhân giảm giá trị sản xuất thủy sản.

b. Nhận xét và đánh giá về cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng

- Cơ cấu kinh tế của Hải Phòng đang chuyển chậm từ công nghiệp ,xây dựng sang thương mại dịch vụ năm 2001cơ cấu nầy là 36,2% và 46,6% tính đên năm 2007 cơ cấu tương ứng là 41,09% và 49,1% .Tuy tỉ trọng của thương mại và dịch vụ lớn hơn song nếu xét toàn diện tách riêng công nghiệp , thương mại dịch vụ thì công nghệp vẫn chiếm chủ đạo

- Tỷ trọng nông nghiệp cũng thu hẹp dần năm 2007 giảm 7,39 % so với năm 2001

- Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng cao từ năm 2001 là 5671 tỷ đông đến năm 2007 con số này là 14168 tỷ đồng

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 14.168,4 tỷ đồng, trong đó thu thuế hải quan 10.925,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 15,2%; thu nội địa ước 3.243,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so năm 2006, đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các khoản thu từ doanh nghiệp đều đạt thấp, đặc biệt là thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương không đạt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương ước 4.744 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, vượt kế hoạch, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và đột xuất.

- Nền kinh tế Hải Phòng đã biết đi sâu phát huy lợi thế ở các ngành thủy sản , du lịch tận dụng tối đa khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính khoảng 340 triệu USD, vượt kế hoạch; cam kết phát triển một số dự án lớn: Xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha của tập đoàn Sembcop (Singapore), xây dựng

khu công nghiệp 500 ha của tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan... Đến nay, toàn thành phố có 261 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 2,549 tỷ USD, vốn thực hiện 51,5% tổng vốn đăng ký. Vốn ODA ước giải ngân 23,518 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài 17,446 triệu USD, tăng 28% so với kế hoạch (kế hoạch 218 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w