Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 62 - 64)

thành phố Hồ Chí Minh

Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh rất cao. Bao gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng.…Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn.…

Với khối lượng chất thải lớn như vậy, nhưng thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn rất nhiều bất cập, ở cả các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý, đặc biệt ở khâu thu gom rác sinh hoạt, cụ thể:

 Lực lượng thu gom rác rất lớn và đa dạng nhưng không có đầu mối quản lý thống nhất, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện và quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn:

- Công ty công ích là đơn vị chuyên ngành, có năng lực về tài chính và tổ chức hoạt động tương đối mạnh, chất lượng thu gom rác tương đối đảm bảo, người lao động được hưởng các chế độ chính sách theo luật định. Tuy nhiên, mức độ tham gia thu gom rác thải sinh hoạt còn rất hạn chế, hơn nữa sẽ phải thực hiện sắp xếp lại theo hướng cổ phần

hóa trong thời gian tới, khả năng tham gia thu gom rác của một số đơn vị có thể sẽ bị thu hẹp;

- Số lượng Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành còn rất ít, qui mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính và quản lý điều hành yếu, chất lượng dịch vụ chưa được bảo đảm, khả năng tiếp cận để đổi mới công nghệ và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động rất hạn chế;

- Nghiệp đoàn Rác dân lập là tổ chức xã hội, không có chức năng quản lý điều hành hoạt động thu gom rác, phạm vi hoạt động đang bị thu hẹp dần;

- Lực lượng lao động thu gom rác hoạt động tự do còn quá lớn, đảm nhiệm thu gom rác khoảng 60% hộ dân. Trong đó đã hình thành nên một số chủ đường rác có thuê mướn lao động, có qui mô hoạt động tương đối lớn nhưng tổ chức hoạt động còn rất tùy tiện, cả về giờ giấc, phương tiện và trang phục.

 Nguồn thu cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt chưa được tính đúng tính đủ và chưa có các qui định thống nhất về mức thu và quản lý nguồn thu, việc thu phí thu gom rác còn rất tùy tiện. Hầu hết người lao động thu gom rác có mức thu nhập còn rất thấp, đặc biệt tỷ trọng nguồn thu từ phế liệu trong thu nhập của người thu gom rác khá lớn, nguồn thu này sẽ bị ảnh hưởng khi thực hiện phân loại rác tại nguồn.

 Hoạt động thu gom rác là hoạt động có tính chất độc hại và có khi còn ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hầu hết người lao động thu gom rác ở các tổ chức Hợp tác xã, Nghiệp đoàn và lao động tự do không được hưởng các chế độ chính sách, đặc biệt là các chế độ cần thiết như bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.

 4. Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo qui định của Nghị quyết 38/CP của Chính phủ. Chưa có chính sách hỗ trợ thiết thực để chuyển đổi phương tiện, qui định chỉ sử dụng xe thùng 660 lít và xe tải nhỏ để thu gom rác như đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường không phù hợp với đặc điểm thu gom rác của các địa bàn dân cư và khả năng của người lao động thu gom rác.

 5. Mặc dù đã có khá đầy đủ các văn bản của Trung ương và Thành phố qui định về vấn đề vệ sinh môi trường và xử lý các vi phạm nhưng công tác kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường, đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực lượng thu gom rác chưa được quan tâm đúng mực. Các qui định về quản lý lực lượng thu gom rác còn mang nặng biện pháp hành chính (quyết định 5424/QĐ-UB), chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại còn rất hạn chế.

 6. Trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã thí điểm một số biện pháp tổ chức quản lý rác dân lập như: UBND phường trực tiếp quản lý lực lượng Rác dân lập có sự phối hợp của Công ty công ích, tổ dân phố hoặc sự hỗ trợ của một số dự án (dự án 415, ENDA, ECDDA) và đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm để có biện pháp duy trì và mở rộng phạm vi áp dụng nên hiệu quả còn bị hạn chế.

Để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của thành phố và đáp ứng yêu cầu về quản lý chất thải rắn đô thị ngày càng cao cho các năm tới, thì tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt cần phải được tổ chức lại. Đề xuất một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w