Kinh nghiệm thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn của các

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 61 - 62)

4. Hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn

4.3 Kinh nghiệm thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn của các

nước trên thế giới

Nghiên cứu phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Paksitan, Philippines, Ấn Độ, Brazil, Argentina và Hà Lan, Lardinois và Furedy (1999) đã rút ra những kết luận như sau:

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn không phải là phương án để giải quyết tất cả các vấn đề bất cập trong hệ thống quản lý chất thải rắn của địa phương. Trước khi triển khai thực hiện cần phải phân tích một cách cẩn thận những điểm tích cực và hạn chế khi thực hiện chương trình này. Thêm vào đó, cần thực hiện các dự án thí điểm để đánh giá khả năng triển khai dự án trên diện rộng.

- Việc lựa chọn chỉ phân loại những vật liệu có khả năng tái chế và/hoặc rác hữu cơ có ý nghĩa quan trọng đối với phương án kỹ thuật và trang thiết bị cũng như tổ chức thực hiện. Trong trường hợp chỉ phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, việc mở rộng và nâng cao vai trò của khách hàng là phương án hợp lý nhất,

- Phân loại rác hữu cơ sẽ phức tạp hơn vì chi phí xử lý sẽ cao hơn, việc bán sản phẩm (ví dụ compost) có thể khó khăn hơn và thu nhập có thể thấp hơn. Trong trường hợp này động lực về môi trường có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với kinh tế.

- Để người dân tự giác tham gia chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn có thể

áp dụng các hình thức khuyến khích như giảm phí thu gom chất thải.

- Giáo dục vấn đề môi trường là một phần không thể thiếu trong bất cứ chương trình phân loại rác tại nguồn nào, đặc biệt là khi phân loại rác hữu cơ được thực hiện.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w