Để tạo ảnh động hay các cảnh chuyển động trong làm phim hoạt hình, điều đầu tiên cần làm là chuẩn bị cho một số tấm ảnh cùng chủ đề và có kích thước giống nhau. Ảnh động càng mềm thì các động tác càng liền mạch, các khung hình trung gian càng nhiều.
Trong thực tế khi làm việc trong các ứng dụng đồ họa 3D. Tại thời điểm 5 năm trước đã có một ý tưởng về làm phim hoạt hình 3D. Cách tiếp cận này sẽ dùng hình ảnh để mô phỏng thời gian thực 3D. Bởi vậy thay vì phác họa một toà nhà trên khung hình bạn có thể làm cho toà nhà trở lên sống động hơn bằng cách sử dụng các phần mềm làm hoạt hình trong không gian 3D. Khi người xem di chuyển quanh hình ảnh sẽ cảm thấy hình ảnh như có thật. Thực chất các hình ảnh trung gian sinh ra để điền đầy khoảng trống trong quá trình hình ảnh di chuyển đến đích. Số lượng các hình trung gian này càng nhiều thì hình ảnh 3D chúng ta nhìn thấy càng trở nên thực hơn, mịn hơn, sống động hơn. Thực chất của sự mô phỏng đó chỉ là sự chuyển động của các hình ảnh tĩnh với các thao tác di chuyển đơn giản được liên kết lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên chúng ta cần phác họa các hình ảnh một cách rất chi tiết, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy một cách đơn giản hơn là chúng ta thực hiện nội suy để tạo ra các khung hình trung gian với đầy đủ chi tiết cần thiết để liên kết các khung hình.
Một ví dụ sử dụng các phương pháp này để phác họa đó là trong mô hình 3D có một số điểm của một số cảnh có thể tạo ra bằng việc nội suy giữa cảnh trước đó và cảnh sau đó, đây chính là phương pháp nội suy có bù chuyển động như đã nói ở chương 2.
Thực chất việc nội suy sẽ tạo ra một hình ảnh với các kích thước khác nhau mà ta cần, rồi thực hiện một số thao tác tiền xử lý với các ảnh trung gian đó. Sau đó thực hiện sao chép từ các ảnh đó thay vì thực hiện phác họa lại chi tiết từng ảnh.
Có thể tạo hình ảnh trung gian bằng cách đánh giá ước lượng sự chênh lệch. Để có hình ảnh trung gian tạo ra có chất lượng cao. Đầu tiên chúng ta cần biết các ảnh trung gian được tạo ra là hình ảnh đa phân giải và sự phân bố không đồng đều của các điểm ảnh được liên kết tại biên là chênh lệch. Bằng các tìm ra giá trị tuyệt đối đầu ra của bộ lọc mà được ứng dụng để tìm trung bình của cột và hàng theo chiều ngang và chiều dọc của khối tính toán. Thứ hai chúng ta cần biết đó là những vùng ảnh bị hổng (tắc) được giải quyết bằng việc so sánh sự tương đồng giữa các khối giống nhau để thực hiện thay thế cho phù hợp. Cuối cùng khi có đủ các hình ảnh trái và phải thì hình ảnh trung gian sẽ được tạo ra.
Ảnh chụp 3.5: Khung hình trung gian sinh ra bằng việc ước lượng chênh lệch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở ảnh 3.5 cho thấy hoạt động ở khoảng giữa các khung thay đổi liên tục. Chúng ta cần chỉ rõ điểm trung gian bằng cách lấy mẫu hai bề mặt đối tượng 2D, điều này có tác dụng chỉ rõ những điểm mẫu trung gian sao cho những vùng đồng nhất trên bề mặt đối tượng đều được lấy mẫu. Các điểm trung gian sẽ là các điểm ở khoảng giữa khung được tạo ra khi lấy mẫu các vùng xung quanh. Số các điểm trung gian cần không nhiều khi hình ảnh thay đổi quá nhanh.