Phải có các biện pháp phân bổ và giám sát sử dụng có hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 34 - 44)

II. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho tăng trưởng

1.2. Phải có các biện pháp phân bổ và giám sát sử dụng có hiệu

qu ngun vn ngân sách.

- Tăng quy mô đầu tư từ ngân sách và sử dụng đúng hướng nguồn vốn này. Muốn vậy, biện pháp bao trùm là chống thất thu và tiết kiệm chi thường xuyên để tăng quy mô của nguồn đầu tư từ ngân sách.

Mặc khác là phải có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách. Điều đó đòi hỏi phải cải tiến hàng loạt quy định, kể cả sửa đổi một số điều đã trở nên không hợp lý.

Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư cho mọi dự án, chú trọng ngay từ giai đoạn xây dựng quy hoạch, báo cáo khả thi, tổ chức đấu thầu, quản lý sau dự án...

Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng rộng rãi quy chế đấu thầu quốc gia đối với các lĩnh vực lựa chọn tư vấn, mua sắm thiết bị và xây dựng công trình.

Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát và quản lý đâù tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Ở những khâu có điều kiện sẽ tổ chức dùng nhiều nguồn vốn đan xen.

Tăng cường công tác quản lý sau dự án. Vì những dự án sử dụng vốn NSNN thường có quy mô rất lớn. Hiện nay việc thẩm định các dự án là tương đối chặt chẽ, thì trái lại , việc quản lý sau dự án lại bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng chỉ tiết kiệm trên danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực tế. Vì vậy, việc lỏng lẻo trong quản lý sau dự án có thể gây lãng phí rất lớn.

Tóm lại tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách hiện nay vẫn là một khả năng rất lớn cần tận dụng, bởi lẽ so với các nước, tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách ở nước ta là cao. Trong khi đó tỷ lệ thuế so GDP ở các nước phát triển nói chung chỉ đạt dưới 20%.

2. Đối với nguồn vốn đầu tư của các DNNN.

Trong lĩnh vực đầu tư của khu vực DNNN, cần tiến hành một số giải pháp, chính sách sau:

Tiếp tục sắp xếp lại DNNN, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu với sở hữu đan xen, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp... Đồng thời trong các cơ chế chính sách cần bảo đảm sự bình đẳng tối đa: về thuế, tín dụng, bảo lãnh...

Cùng với quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế, cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ để tránh hình thành thêm tầng lớp trung gian, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ sở. Các Bộ chuyển nhanh sang chức năng quản lý Nhà nước và bỏ nhanh cơ chế Bộ chủ quản để các doanh nghiệp tự chủ trong bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Với một số khoản đầu tư nào đó, doanh nghiệp được chủ động huy động vốn và

sử dụng vốn. Việc tổ chức đấu thầu và xét thầu do cơ sở chịu trách nhiệm, không phải do Bộ chủ quản hoặc cấp trên phê duyệt. Các Bộ chỉ làm chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách, mà không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh.

Tiến hành sửa đổi phương pháp và cơ chế quản lý quỹ khấu hao trong các DNNN. Vì khấu hao là một nguồn vốn đầu tư cơ bản. Phương pháp tính mức khấu hao hàng năm vừa phải phù hợp với mức độ hao mòn hữu hình và vô hình, vừa phải đảm bảo thu hồi vốn khi tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định kết thúc. Có nhiều phương pháp tính khấu hao khác nhau. Cần xem xét và cho áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định tránh áp dụng máy móc một phương pháp khấu hao.

Nguyên tắc là khi cần tái đầu tư thì tổng số tiền khấu hao tích luỹ được phải lớn hơn hoặc ít ra là bằng số tiền tái đầu tư vào tài sản cố định, có tính đến yếu tố lạm phát. Về có chế quản lý, trong điều kiện nước ta, nên quản lý tập trung vốn khấu hao nhằm đảm bảo sử dụng vốn này chỉ cho mục đích đầu tư và tránh thất thoát của Nhà nước.

3. Đối với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu hút tiền gửi tiết kiệm và tiền mặt tạm thời chưa sử dụng của các doanh nghiệp để thu hút mạnh hơn nữa tiền mặt nhà rỗi trong dân cư, cụ thể là: lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải cao hơn tốc độ làm phát; nhiên cứu việc thanh toán theo lãi suất kỳ hạn thực gửi khi người gửi có nhu cầu đột suất phải rút tiền ra, tạo điều kiện dễ dàng cho người gửi và khuyến khích gửi tiết kiệm dài hạn. Đối với doanh nghiệp có tiền mặt gửi ngân hàng, nên cho hưởng lãi suất gần bằng lãi suất gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gửi tiền tạm thời chưa dùng hết. Mở rộng cơ chế gửi tiền ở một số nơi có thể rút tiền ở nhiều nơi. áp dụng rộng rãi séc cá

nhân, khuyến khích mở tài khoản tư nhân và tổ chức thanh toán qua ngân hàng để thu hút tiền mặt vào ngân hàng.

Tuyên truyền và cải tiến dịch vụ chuyển tiền: Tuy việc chuyển tiền qua ngân hàng có mức phí thấp hơn so với dịch vụ chuyển tiền khác, nhưng chưa thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Vì ngoài việc đạt chất lượng dịch vụ ngân hàng như: độ an toàn cao, tính chính xác, kịp thời, nhanh nhạy nhưng phải đạt được tính thuận tiện. Khi đó sẽ thu hút các tổ chức kinh tế và dân cư chuyển tiền. Nhưng hiện nay ngân hàng mới chỉ chuyển tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, chứ chưa chuyển đến tận tay người nhận. Nên chăng ngân hàng nên làm công tác đem giấy báo đến tận tay người nhận nhưng phải đảm bảo nhanh chóng công tác thanh toán đơn giản thuận tiện.

Sớm tiến hành thay đổi cách thức tiết kiệm của dân cư: Như đã phân tích hiện hay ở nước ta tâm lý trữ ? là phổ biến: 44% để dành của dân là mua vàng, ngoại tệ. Phà vỡ ách tác này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa, có mạng lưới rộng rãi đến tận thôn xã cung ứng các dịch vụ ngân hàng tốt, có uy tín cùng với mức lãi suất hợp lý, bảo đảm an toàn cho tiền gửi của dân. Tạo tâm lý tốt cho dân gửi tiền vào ngân hàng thay vì tích trữ vàng.

Cần thiết lập cơ chế thông tin hiện đại trong hệ thống ngân hàng nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, được niềm tin của công chúng.

Cần hình thành thị trường bất động sản nhờ dựa trên một cơ sở pháp lý đầy đủ và một cơ chế năng động giúp cho việc chuyển nhượng bất động sản dễ dàng hơn. Điều này cho phép ngân hàng phát hành các loại trái phiếu bất động sản có thể chuyển nhượng dựa trên giá trị tài sản mà chúng đại diện, làm tan các khoản nợ đóng băng giá trị hàng nghìn tỷ đồng, giúp cho các ngân hàng khỏi bị phá sản.

Xây dựng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức. Các tổ chức ngân hàng cần được phép lập dự phóng rủi ro; thực hiện đúng nghĩa vụ tham gia các quỹ bảo hiểm hoặc quỹ bảo toàn tiền gửi... nhằm bảo đảm về quyền lợi người gửi tiền.

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đảm bảo thực hiện đúng chính sách "lãi suất thực dương" đối với người gửi tiền.

4. Đối với nguồn vốn của tư nhân và hộ gia đình.

Cần có chính sách khuyến khích huy động vốn ở tầm vĩ mô kết hợp được lợi ích kinh tế, chính trị , trước mắt, lâu dài... trên cơ sở đó, xác lập một cơ chế tài chính đủ hiệu lực Nhà nước, tạo động lực mới đối với từng tổ chức có chức năng huy động vốn và đối với mọi tầng lớp dân cư có tiền gửi.

Thị trường chứng khoán cũng là một hình thức huy động vốn trong dân rất hiệu quả. Vì vậy Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện thị trường này, cần tuyên truyền rộng rãi và phân tích cặn kẽ cho dân hiểu loại hình này, ích lợi khi đầu tư vào. Đồng thời sớm xây dựng thị trường chứng khoán ở khu vực miền Bắc nhằm phát triển công cụ huy động vốn, tạo ta thị trường luân chuyển vốn dài hạn.

Nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế, cơ sở pháp lý để tăng cường đầu tư của dân như: sớm xử lý gấp một số vướng mắc liên quan đến luật khuyến khích đầu tư trong nước, đảm bảo công bằng về thuế, khuyến khích đầu tư theo đúng quy hoạch, pháp luật của Nhà nước. Mở rộng diện ưu đãi trong việc đầu tư phát triển các khu ưu tiên.

Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên cho cán bộ công nhân trong xí nghiệp được mua cổ phần, bảo đảm lợi

Trên đây là những biện pháp cụ thể đối với từng nguồn nhằm hạn chế những mặt còn tồn tại và phát huy những gì đã đạt được, phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới. Ngoài ta còn bao gồm nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm thu hút và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước như:

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý theo hướng phát triển tốt hơn nội lực trong nước để định hướng đúng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư phù hợp với kế hoạch kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và thuận tiện. Vì cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó đáng kể là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển đồng vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư.

- Khuyến khích nâng cao trình độ công nghệ và đẩy nhanh hoạt động chuyển giao công nghệ đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển đi trước. Thực tế đã cho thấy quá trình chuyển giao công nghệ luôn gắn với hoạt động đầu tư, thông qua hoạt động này các nước kém phát triển có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Nhưng phải biết chọn những công nghệ phù hợp với điều kiện nền kinh tế trong nước, tránh chuyển giao công nghệ lạc hậu hoặc quá hiện đại không sử dụng hết năng suất của công nghệ.

- Có chính sách ưu đãi nhiều đối với các ngành nghề thu hút nhiều lao động, nhằm giảm nhanh số lao động thất nghiệp, nâng cao mức sống của người dân.

- Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và tay nghề cho công nhân: với sự phát triển ngày càng nhanh nền kinh tế trong

nước, cũng như trên thế giới thì lao động sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, vì vậy đòi hỏi phải có độ ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao phù hợp với yêu cầu của thời đại.

- Bảo vệ môi trường: đây là vấn đề rất lớn cần được quan tâm ngay từ đầu nếu không sẽ khó khắc phục hậu quả không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.

Với những biện pháp nêu trên nếu được nghiên cứu chấp nhận hoặc được Nhà nước nghiên cứu bổ sung hy vọng sẽ góp phần cải thiện được phần nào môi trường đầu tư, tăng cường khả năng thu hút đầu tư ở nước ta.

Nhìn lại chặng đường đổi mới nền kinh tế, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được cải tạo, nâng cấp thường xuyên, tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho xã hội, trang trải được nợ nần... có thể nói bộ mặt nền kinh tế nước ta so với trước khi đổi mới đã thay da đổi thịt. Vị trí của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được khẳng định. Đóng góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển này là công cuộc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển nền kinh tế nước ta còn nhiều điều bất cập, nhiều khó khăn đòi hỏi phải có vốn để giải quyết, mà kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài thì thật nan giải, bởi vậy nguồn vốn trong nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng làm thế nào để huy động tốt nguồn vốn này, thì đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc và đó cũng chính là vấn đề mà đề tài quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư:

PGS.PTS. Nguyễn Ngọc Mai -Trường ĐHKTQD NH 2.Những giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn : (UB KH – Nhà nước – Trung tâm thông tin )

3. Thời báo kinh tế Việt Nam 6/3/2000:

- Phạm Ngọc Long: Tổng quan kinh tế năm 1999. - Dương Ngọc : Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. - Phạm Quang Huấn: Kết quả cổ phần hoá 1999.

4. Phạm Đinh Soạn: Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính DN giai đoạn 2001 – 2005. Báo Tài chính tháng 10/2000.

5. Niên gián thống kê năm 1999. –Cục Thống kê HN.

6. Thiên Hương: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển. Báo : Thông tin tài chính số 14 tháng 7 / 2000.

7. TS. Nguyễn Vĩnh Hùng: Huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tạp chí Phân tích kinh tế số 95 tháng 9/1999

8. Nguyễn Minh Tân: Ngân sách Nhà Nước 1999. Tạp chí: Tài chính tháng 1/2000.

9. 5 giải pháp tài chính 6 tháng cuối năm 2000. Tạp chí tài chính tháng 7/2000

10. Tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. - Tổng quan tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 7/2000.

11. Xây dựng cơ chế quản lý vốn kf phù hợp với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.

Tạp chí tài chính, tháng 10/2000

12. Khơi thông tiềm năng vốn tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế. Tạp chí tài chính, tháng 9/2000.

MỤC LỤC

Trang

Phần I: Cơ sở lí luận chung về đầu tư trong nước ... 5

I, Khái niệm và bản chất của đầu tư trong nước... 5

1, Khái niệm về đầu tư trong nước. ... 5

2, bản chất của vốn đầu tư . ... 5

II,Vai trò của vốn trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế. ... 7

1.Các nguồn hình thành vốn đầu tư... 7

a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN): ... 7

b. Nguồn vốn từ các tổ chức, DNNN: ... 8

c. Nguồn vốn từ khu vực dân cư: ... 8

2.Vai trò của vốn trong nước. ... 9

a. Vai trò của nguồn vốn từ NSNN. ... 9

b.Vai trò của nguồn vốn từ các doanh nghiệp. ... 10

c. Vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. ... 10

d. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tư nhân và hộ gia đình. ... 11

3. Tầm quan trọng của vốn trong nước. ... 11

III.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước 13 1. Sự ổn định về chính trị:... 13

2. Hệ thống pháp luật: ... 14

3. Các chính sách kinh tế: ... 14

4.Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: ... 14

Phần II ... 15

Thực trạng huy động vốn trong nước ở Việt Nam những năm qua ... 15

I-/ Thực trạng huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. ... 17

a. Những thành tựu đạt được. ... 17

b. Một số tồn tại đáng quan tâm: ... 22

II-/ Thực trạng huy động vốn từ DNNN ... 23

1. Những mặt đã đạt được. ... 23

III-/ Thực trạng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. ... 26

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 34 - 44)