Những mặt còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 28 - 32)

I, Khái niệm và bản chất của đầu tư trong nước

2.Những mặt còn tồn tại:

- Nhìn lại chương trình củng cố hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua, có thể thấy đến hết năm 1999, chất lượng và sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa được nâng lên đáng kể, nợ quá hạn vẫn cao, chưa giảm so với các năm trước, vẫn ở mức 13% tổng dư nợ, có nhiều NHTM bị thua lỗ, hoặc lợi tức cổ phiếu thấp, thu nhập thấp. Tình hình tài chính suy giảm. Đây là diễn biến đáng lo ngại trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn.

- Do quá trình quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng chưa được đồng bộ, thống nhất, gây nên nhiều khách hàng dư nợ cao, không có khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn, bên cạnh đó có khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng vốn vay nằm trong các tài sản liên quan các vụ án hoặc các ngân hàng đã xiết nợ, nhưng việc phát mại tài sản khó khăn, nên vẫn không thể thu hồi được.

- Nguồn vốn huy động vào hệ thống ngân hàng còn được phân bổ theo quyết định của Nhà nước theo yêu cầu của cơ chế chính sách do Nhà nước quy định làm cho nhiều tổ chức ngân hàng bị động, khó phản ứng kịp thời trước những biến động xẩy ra trong khi đó việc quản lý còn nhiều sơ hở gây thất thoát lớn.

IV-/ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ:

1. Những mặt đã đạt được.

Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ KH - ĐT hiện nay nguồn vốn trong dân còn khoảng trên 100.000 tỷ đồng trong đó: 44% giành cho việc mua vàng và ngoại tệ, 20% giành cho mua nhà đất và cải thiện điều kiện

sinh hoạt, 17% giành gửi tiết kiệm chủ yếu là tiết kiệm ngắn hạn, 19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư. Điều này cho chúng ta thấy lượng vốn huy động vào đầu tư của khu vực dân cư còn thấp chỉ đạt 36%, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này.

Nhận thấy tầm quan trọng của vốn trong dân Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, đưa ra nhiều phương thức nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Kết quả là những năm trở lại đây lượng vốn huy động từ dân vào đầu tư xã hội đã có dấu hiệu đáng mừng.

BẢNG 10: VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 1996 1997 1998 1999

Vốn của dân góp xây dựng CSHT

150 200 150 220

Dân xây dựng nhà ở 165 172 250 400

Niên giám thống kê 1999

Vốn góp của dân vào tổng vốn đầu tư xã hội tuy không cao, nhưng kết quả đáng mừng là tỷ lệ này tăng đều qua các năm, nếu năm 1996 tổng vốn góp của dân là 315 tỷ đồng chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên là 620 tỷ đồng chiếm 5,9% tổng vốn đầu tư xã hội.

Ngoài tiền tích luỹ của dân chúng ta còn có nguồn tiết kiệm chuyển từ nước ngoài vào: đó là những người lao động ở nước ngoài mang về, mỗi năm lượng tiền này khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Các chuyên gia, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mang về

nước: theo thống kê nguồn này khoảng từ 14.000 - 16.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% vốn trong dân.

Vốn trong dân bên cạnh những khoản tiết kiệm, khoản tiền trữ, họ còn tham gia vào sản xuất kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất tăng nhanh, năm 1991 chỉ có 123 doanh nghiệp với lượng vốn là 69 tỷ đồng, thì đến năm 1996 đã là 26091 doanh nghiệp với tổng lượng vốn là 8257 tỷ đồng. Ngoài ra còn xuất hiện các hình thức hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể,... với mức đóng góp vào vốn đầu tư toàn xã hội tănh nhanh qua các năm.

BẢNG 11: VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÀ HỘI

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 1996 1997 1998 1999

Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 1990 2088 1860 2475 Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1142 1055 930 1350

Các hợp tác xã sau chuyển đổi - 180 30 -

Các hộ cá thể tự đầu tư 758 853 900 1125

Nguồn: Cục Thống kê (niên giám Thống kê năm 1999)

Nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh nếu năm 1996 là 1990 tỷ đồng chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư xã hội thì đến năm 1999 con số này tăng lên là 2475 tỷ đồng, chiếm 23,4% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Với các hình thức kinh doanh như vậy đã góp phần nâng cao mức sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế.

Như vậy có thể thấy, nguồn vốn trong dân còn rất lớn, nếu nguồn vốn này được khai thác đầy đủ và có hiệu quả sẽ chiếm một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên trên thực tế thì nguồn vốn này đã và đang bộc lộ những mặt yếu sau.

2. Những vấn đề còn tồn tại:

Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ KH - ĐT, hiện nay tỷ lệ huy động vào đầu tư thấp mới chỉ đạt 36% trong khi đó tỷ lệ cất trữ chiếm tới 44%. Nguyên nhân là do tâm lý người dân còn dè dặt trong vấn đề bỏ vốn đầu tư trực tiếp, gửi tiết kiệm hay cho Chính phủ vay, mà nếu có gửi, thì chủ yếu tiền gửi ngắn hạn, còn tiền gửi dài hạn đang là phía trước, vì người có tiền đang chờ lãi suất cao hơn so với lãi hiện hành. Mặt khác lâu nay mới chú trọng huy động vốn bằng tiền, còn vàng đã nhiều lần được các NHTM huy động thử nghiệm nhưng không thành công. Vàng nhà nào cũng có (trừ gia đình nghèo khổ), chỉ một phần nhỏ dùng cho “trang sức” còn lại là cất trữ. Nếu nguồn vốn này huy động được ở mức 70% thì vốn nội tại cho nền kinh tế không thể thiếu trầm trọng như hiện nay.

Các doanh nghiệp do dân đầu tư trực tiếp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đòi hỏi vốn ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phn III

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 28 - 32)