Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 57 - 60)

Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng VPBank nói chung và của VPBank Thăng Long nói riêng cần tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của chi nhánh. Những hạn chế đó không thể tồn tại một cách độc lập một cách nhất định, do vậy các biện pháp phải thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán.

Sau đây là các các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là:

Công tác kiểm tra, quản trị của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên và có chất lượng. Phải rà soát lại chương trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ xem Chi nhánh có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng không. Cấp trên cần có các chương trình điều hành hoạt động của chi nhánh một cách thích hợp, khoa học sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng để xem xét thái độ làm việc cũng như các công việc đã làm có đúng không, bởi chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người có năng lực, trách nhiệm luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng quy định thì chất lượng của các khoản vay sẽ là rất tốt.

Thứ hai, thực hiện tốt các quy trình thẩm định tín dụng

Thẩm định giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cho vay. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có một quy trình thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu tối đa các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp. Khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tìm hiểu ở nhiều phương diện như:

- Thẩm định xem khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự không, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?

- Thẩm định mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng hay không, có hợp pháp hay không?

- Thẩm định về năng lực tài chính cả khách hàng để xem khả năng trả nợ ngân hàng trong tương lai có tốt hay không

- Xem xét về giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo không đánh giá quá cao cũng như quá thấp giá trị của nó.

Ngoài ra, quy trình thẩm định này cần phải được tiến hành một cách linh hoạt, mềm dẻo tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau mà có những biện pháp xử lý mà vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà lại vừa mang lợi ích cho cả hai bên là khách hàng và ngân hàng.

Thứ ba, phát triển công nghệ ngân hàng

Ngân hàng là một lĩnh vực ứng dụng nhiều công nghệ tin học, do vậy trong quá trình hoạt động ngân hàng phải không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ. Một phần là để phù hơp với lĩnh vực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung của công nghệ cả nước, đảm bảo xu thế phát triển của quốc tế. Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng phụ thuộc vào yếu tố công nghệ. Có cán bộ tín dụng tốt nhưng hệ thống máy móc thiết bị không hiên đại, trình độ công nghệ không tiên tiến không thể là cho hệ thông dịch vụ hoạt động tốt được. Việc ứng dụng công nghệ mới cũng giúp ngân hàng có thể giảm bớt được chi phí về nhân công mà lại đem lại độ chính xác cao, an toàn và đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ngân hàng cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Con người là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ ngân hàng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tiêu dùng, trước hết phải nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh.VPBank có những buổi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên. Ngân hàng cũng phải có chính sách thu hút người tài, người có năng lực để về hoạt động trong ngân hàng mình, có những chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy hết năng lực của mình.

Thứ năm, Ngân hàng hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy định cho thống nhất, đồng bộ, hợp lý và nhanh gọn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai thực hiện hoạt động cho vay của mình

Thứ sáu, phát triển sản phẩm CVTD. Sự đa dạng của sản phẩm CVTD sẽ tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, nâng cao vị thế, tăng tính cạnh tranh và tạo ra thu nhập lớn. Ngoài các sản phẩm đã có, VPBank nên phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân hơn nữa như cho vay du lịch, cho vay y tế …

Thứ bảy, tăng cường các biện pháp quảng cáo, tiếp thị … nhằm thu hút sự chú ý của mọi người tới VPBank, có những chính sách, chương trình cho vay đặc biệt như: cho vay với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài… nhằm khuyến khích mọi người vay vốn của ngân hàng, mở rộng thị trường của ngân hàng nhằm nâng cao uy tín và tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w