VPBank chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 32 - 37)

VPBank chi nhánh Thăng Long (VPBank) là chi nhánh cấp II của VPBank được NHNN cho phép thành lập trong năm 2005 cùng với chi nhánh Thanh Xuân theo công văn chấp thuận số 365/NHNN-HAN7.

Chi nhánh Thăng Long được khai trương ngày 21 tháng 10 năm 2005,có trụ sở đây là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với một hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. Trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank Thăng Long luôn theo đường lối cải tổ toàn diện đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, không ngừng phấn đấu phát triển tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng doanh thu lợi nhuận nâng cao vị thế của VPBank trong thị trường tài chính ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long BAN GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÍNH TỔ P. KHÁCH HÀNG P. KẾ TOÁN P. THẨM ĐỊNH TÀI P. GIAO DỊCH KHO P . THANH TOÁN P.TÍN DỤNG

Chức năng của một số phòng ban:

Phòng hành chính tổ chức:

Tham mưu cho ban giám đốc trong việc thực hiện các văn bản chế độ của Nhà nước, của các nghành về tổ chức bộ máy, cán bộ, tiền lương, đào tạo, hành chính quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh.

Nhiệm vụ của phòng được quy định cụ thể như sau:

-Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; Theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định

-Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của Chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm..) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.

- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch, Chi nhánh mới.

-Quản lý và lập báo cáo lien quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.

Phòng khách hàng:

Chia theo đối tượng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù

hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng VPB. Trong phòng, mỗi cán bộ nhân viên sẽ đượng phân chia theo dõi và quản lý một số khách hàng nhất định. Nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau:

- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng, kiến nghị các sản phẩm dịch vụ mới.

- Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi các hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu để có biện phát xử lý và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, bảo lãnh của khách hàng, thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cở sở xem xét giải quyết thẩm định hồ sơ của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng.

- Phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình tín dụng tại chi nhánh.

- Lưu trữ các chứng từ, tài liệu giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu trữ các giấy tờ tài sản đảm bảo và các chứng từ liên quan.

Phòng kế toán:

Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán được quy định như sau:

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

-Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Chi nhánh

-Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

Phòng thẩm định tài sản:

- Nắm vững các quy định nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thẩm định tốt nhất.

- Nghiên cứu hồ sơ do khách hàng nộp, tham khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ các đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

- Đánh giá độ tin cậy của các chứng cứ.

- Xem xét hoạt động giao dịch của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

Phòng giao dịch kho quỹ:

- Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Thực hiện mở và quản lý các loại tài khoản trong quan hệ giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách hàng không có tài khoản.

- Thực hiện việc giải ngân, thu vốn thu lãi trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn về số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, bảo quản sổ sách chứng từ kinh tế và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.

- Tổ chức mạng lưới kho quỹ và đảm bảo hệ thống kho quỹ trong toàn chi nhánh tuyệt đối an toàn.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kho quỹ.

Phòng thanh toán quốc tế:

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại

- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến đối ngoại; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết. Tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế…

- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp) liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo theo quy định

- Tham gia ý kiến, phối hợp với các Phòng trong quy định tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của Phòng

Phòng tín dụng:

Nhiệm vụ của phòng quản lý tín dụng được quy định cụ thể như sau: - Thực hiện công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của VP và của Chi nhánh

- Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng chính sách tín dụng, các văn bản hướng dẫn công tác tín dụng, kế hoạch phát triển tín dụng, giải pháp quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh, tham gia nghiên cứu, đề xuất đối với sản phẩm tín dụng mới.

- Đầu mối trong việc tham gia ý kiến đối với văn bản chế độ, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng; đầu mối nghiên cứu, áp dụng thực hiện văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh theo quy định của VPBank.

- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo nhiệm vụ của Phòng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w