Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 53 - 56)

qua chỉ tiêu nợ quá hạn:

Hoạt động cho vay và thu nợ là hai công việc hết sức quan trọng. Một sự kết hợp giữa công tác cho vay và công tác thu nợ sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Do tính chất quan trọng của công tác thu nợ như vậy nên Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội luôn chú trọng tới công tác thu nợ, đặc biệt là các khoản nợ có giá trị lớn.

Trước hết chúng ta tìm hiểu tình hình thu nợ của Ngân hàng thu nợ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong thời gian qua:

Bảng 8: Tình hình thu nợ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2006- 2008

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006Năm Năm2007

So sánh 06-07 Năm 2008 So sánh 06-07 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Doanh số thu nợ 5.743 8.900 3.110 54,97 9.034 181 2,04 - Ngắn hạn 4.107 5.843 1.736 42,27 5.928 85 1,45 - Trung và dài hạn 1.683 3.057 1.374 83,9 3.106 49 1,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội) Năm 2007, doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 3.057 tỷ đồng, tăng 83,9% so với năm 2006, trong khi đó doanh số thu nợ năm 2008 chỉ tăng 49 tỷ đồng (tương đương 1,6%) so với năm 2007. Tuy nhiên nhìn vào doanh số cho vay năm 2008 có thế thấy điều này là hoàn toàn phù hợp. Doanh số thu nợ giảm sút vẫn chưa thể kết

luận được chất lượng tín dụng là không tốt. Để đánh giá chính xác hơn cần tìm hiểu thêm về dư nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2006-2008

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ trung và dài

hạn(tỷ đồng) 1.772 3.391 3.224

-Nợ quá hạn(tỷ đồng) 12,5 40,69 32,24

-Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0,7% 1,2% 1%

-Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,95% 2,6% 2,1%

(Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Từ bảng số liệu ta thấy tổng nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong những năm qua là tương đối thấp so với các Ngân hàng thương mại khác. Tuy tổng nợ quá hạn hàng năm có tăng về số tuyệt đối nhưng đây là do kết quả của việc tăng lên của các khoản vay chứ không phải do sự tăng lên của các khoản vay yếu kém.

Ta có thể xem xét 2 chỉ tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu

 Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ này là quan trọng trong việc quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng, việc thu nợ đúng kế hoạch sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động theo đúng kế hoạch kinh doanh của mình.

Từ bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là tương đối thấp, biến động không đều và có xu hướng gia tăng trong 2 năm 2007 và 2008. Điều này được giải thích bởi trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy mà các khoản hoàn trả của những người đi vay bị chậm lại.

 Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà tất cả các Ngân hàng đều gặp phải, đó là khoản tiền ngân hàng có thể mất không, không thu hồi được. Các khoản nợ xấu sẽ tác động làm giảm thu nhập hay lãi ròng của ngân hàng, chính vì vậy, mục tiêu của các

ngân hàng là để khoản nợ này càng nhỏ càng tốt. Đó là vấn đề khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên ngân hàng.

Từ số liệu đã trình bày ở bảng trên, ta có thể thấy được dấu hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 2,6% nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,1%

2.2.2.3. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nộiqua chỉ tiêu Lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn: qua chỉ tiêu Lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn:

Bảng 10: Lợi nhuận thu từ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2006-2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội năm 2008)

Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ cho vay nói chung và lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn nói riêng của Ngân hàng tăng trưởng tốt trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2007. Năm 2006 tổng thu lãi cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 57,5 tỷ đồng thì sang đến năm 2007, con số này đã là 148,2 tỷ đồng, tức là tăng 157,74% so với năm 2006.

Sang đến năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tín dụng trung và dài hạn bị thu hẹp nhưng xét về tổng lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn vẫn đạt được 147,95 tỷ Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007

So sánh 06-07

Năm 2008

So sánh 07-08 Tuyệt

đối đối(%)Tương Tuyệtđối đối(%)Tương Tổng lợi nhuận từ

cho vay (tỷ đồng) 230 463 233 101,3% 550 87 18,8%

Lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn(tỷ đồng)

57,5 148,2 90,7 157,74% 147,95 -0,25 -0,0017% Lợi nhuận từ cho

vay TDH/Dư nợ TDH(%)

3,24 4,37 1,13 34,87% 4,58 0,21 4,8%

Lợi nhuận từ cho vay TDH/Tổng lãi cho vay(%)

đồng, chỉ giảm 0,16% so với năm 2007. Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn trên tổng lợi nhuận từ cho vay ta có thể thấy hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng vẫn được duy trì khá ổn định qua các năm, mức độ đóng góp của lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn trong tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là khá cao. Năm 2006 tỷ lệ này là 25%, tăng lên thành 32,1% vào năm 2007 và đến năm 2008 giảm nhẹ còn 26,9%. Nguyên nhân của việc tỷ lệ này giảm vào năm 2008 là do Ngân hàng chủ trương phát triển sản phẩm dịch vụ khác đem lại thu nhập nhằm bù đắp cho khoản lợi nhuận bị cắt giảm từ cho vay trung và dài hạn trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động. Qua đây có thể thấy được sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Ngân hàng nhằm ứng phó với những biến động khó lường của thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w