Giải pháp về phía hiệp hội

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. (Trang 59 - 67)

Hiệp hội thủy sản Việt Nam nên đề ra các biện pháp, các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường khó tính như Hoa Kỳ.

Thứ nhất: Hiệp hội cần tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, triển lãm chuyên đề, triển lãm tổng hợp và ngoại giao…chính các hội chợ, triển lãm này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gắn bó với nhau, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp cùng kinh doanh trên một khu vực thị trường nước ngoài. Đây cũng là nơi các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, kí kết các hợp đồng và cũng là nơi giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Thứ hai: Hiệp hội phải là pháp nhân đứng ra bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp bất đồng về lợi ích với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi có tranh chấp bất đồng xảy ra hiệp hội cần phải liên kết các doanh nghiệp trong nước lại với nhau để bảo vệ lợi ích cho nhau. Để làm được điều đó hiệp hội cần trang bị đủ trình độ về pháp luật, ngoại ngữ cũng như kinh phí để theo đuổi các vụ kiện, tránh việc e ngại không dám theo kiện dẫn tới thua thiệt, lép vế. Như vậy không những gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp mà còn để lại ấn tượng không tốt về danh tiếng của doanh nghiệp nói riêng và của ngành hàng nói chung.

Thứ ba: Hiệp hội là kênh thông tin liên lạc giữa doanh nghiệp và nhà nước, hiệp hội giúp các doanh nghiệp giải quyết các khúc mắc trong việc thực thi

các chính sách của nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp mình, giúp các doanh nghiệp phản ánh các khó khăn gặp phải khi thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu và yêu cầu sự giúp đỡ từ phía nhà nước. Và hiệp hội là nơi giúp chính phủ nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp để chính phủ kịp thời giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần thiết.

Thứ tư: Hiệp hội tìm kiếm thông tin về thị trường cũng như bạn hàng, tạo luồng thông tin mở cho các doanh nghiệp. Hiệp hội duy trì hoạt động thường xuyên và liên tục, cập nhập thông tin từ thị trường, doanh nghiệp cũng như các chính sách trong và ngoài nước một cách nhanh chóng chính xác, cung cấp cho doanh nghiệp một cách kịp thời.

Hiệp hội tư vấn cho các doanh nghiệp thông tin khi thực hiên đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…dự báo nhu cầu tiêu dùng về chủng loại cũng như trữ lượng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu tối đa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Kết Luận

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, tất cả các nước đang hướng tới một nền kinh tế mở, một nền thương mại tự do. Các cam kết dỡ bỏ các hàng rào thuế quan làm thị trường các nước trở nên thông thoáng. Cũng chính vì thế các doanh nghiệp cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ trên trường quốc tế, trên thị trường nước ngoài mà còn trên chính thị trường của nước mình. Nếu không đủ sức cạnh tranh doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ và có thể dẫn tới bị phá sản. Đứng trước tình trạng đó, chính phủ các nước không thể khoanh tay đứng nhìn mà họ phải làm một cái gì đó để bảo vệ doanh nghiệp của mình, bảo vệ nền kinh tế của đất nước mình. Do đó các rào cản kỹ thuật được dựng lên thực hiện nhiệm vụ đó. Hoa Kỳ là một siêu cường về kinh tế nhưng đồng thời cũng là một thị trường hứa hẹn sự thành công với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, Hoa Kỳ là một quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khó lòng có thể bỏ qua thị trường đầy hấp dẫn này. Thế nên để bảo vệ ngành thủy sản của nước mình, bảo vệ người tiêu dùng trong nước tránh dùng phải các loại hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng, để bảo vệ môi trường… Hoa Kỳ phải dựng lên rất nhiều rào cản. Các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường này phải vượt qua được các rào cản ấy.

Chương một của bài viết đã nêu khái quát về các rào cản nói chung và rào cản tại thị trường Hoa Kỳ nói riêng, nêu khái quát hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại cùng mục đích và nguyên tắc của hiệp định giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về các loại rào cản kỹ thuật trong thương mại và các quy chế, thể chế của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Cũng trong chương một, bài viết giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về đất nước Hoa Kỳ, với các thể chế, quy định, luật pháp, cũng như các đặc

điểm về kinh tế, về con người của đất nước này. Các đặc điểm về thị trường thủy sản Hoa Kỳ cũng là phần không thể thiếu trong chương một.

Chương hai, đề tài nghiên cứu này chỉ rõ tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cụ thể là các hàng rào kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam và tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào Hoa Kỳ từ giai đoạn 1994 đến nay. Đề tài cũng đưa ra các đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ của Việt Nam, các thuận lợi cũng như khó khăn gặp phải trong thực tế. Qua đó đề tài xác định được các nguyên nhân và sự cần thiết của việc vượt rào sang thị trường này.

Chương ba, đề tài xác định triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và nêu ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường này bao gồm các giải pháp về phía nhà nước, giải pháp của hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tất cả các hoạt động đó nhằm mục đích đảm bảo, tạo dựng được chỗ đứng và thị phần bền vững trên thị trường Mỹ. Chính phủ Việt Nam cần có các động thái mạnh mẽ hơn trong công cuộc hội nhập, nhất là khi chúng ta đã là thành viên của WTO, để giúp các doanh nghiệp và người sản xuất các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản bảo vệ có hiệu quả các lợi ích hợp pháp của mình khi nhằm đến các thị trường xuất khẩu ngoài nước.

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Đỗ Đức Bình – ThS Bùi Huy Nhượng, Đặc điểm và một số vấn đề lưu ý khi xâm nhập thị trường EU và Mỹ, Nghiên cứu Châu Âu, số 1, 2004.

2. TS Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Lao Động. 3. Trung tâm nghiên cứu phát triển InvestCosnult (2003), Tìm hiểu Hoa

Kỳ cho mục đích kinh doanh, NXB Chính trị Quôc gia.

4. TS Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội.

5. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ: Quan hệ thương mại và đầu tư, NXB Khoa học xã hội.

6. Dự án STAR Việt Nam và Viên quản lý kinh tế trung ương (2003), Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, HN.

7. Bộ thương mại (2004), Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Đề tài: 2003 – 78 – 020, HN.

8. GS.PTS Tô Xuân Dân chủ biên, Giáo trình chính sách kinh tế đối ngoại:Lý thuyết và kinh nghiêm quốc tế, NXB thống kê, HN.

9. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường ĐH KTQD 10. Báo điện tử: Thời báo kinh tế.

11. Báo điện tử: Việt Nam net. 12. Báo điện tử: Việt Báo.

14. Hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam của TS Trần Văn Nam, trường ĐH KTQD

15. Tạp chí thương mại thủy sản.

16. Cẩn nang thâm nhập thị trường Mỹ của tác giả Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng 2003, nhà xuất bản Thống kê.

17. Báo điện tử của trung tâm xúc tiến thương mại Hồ Chí Minh www.itpc.hochiminh.gov.vn

MỤC LỤC

Lời nói đầu... 1

Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ...2

1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ...2

1.1.1. Các rào cản phi thuế quan...2

1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs...8

1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT...9

1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT...10

1.2. Tổng quan chung về thị trường Hoa kỳ...11

1.2.1. Khái quát về tình hình chính sách và pháp luật Hoa Kỳ...11

1.2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ...13

1.2.3. Khái quát về thị trường thủy sản Hoa Kỳ...15

1.3. Thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu...17

1.3.1. Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu...17

1.3.2. Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu...18

Chương 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam... 21

2.1. Hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam...21

2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian qua...22

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ...37

2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ...37

2.3.1.1 Thuận lợi...37

2.3.1.2 Khó khăn...39

2.3.2 Ưu nhược điểm và nguyên nhân vượt rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ của

thủy sản Việt Nam...43

2.3.2.1 Ưu điểm...43

2.3.2.2 Nhược điểm...44

2.3.2.3 nguyên nhân vượt rào...47

Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ... 50

3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ...50

3.2 Các giải pháp về phía chính phủ...51

3.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp...55

3.4 Giải pháp về phía hiệp hội...59

Kết Luận... 61

Tài liệu tham khảo...63

Danh mục bảng biểu...67

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995- 2000... 23 Bảng 2: Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2000... 24 Bảng 3: Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2004. ... 25 Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2003...26 Bảng 5: Các nước xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2003... 27 Bảng 6: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005... 30 Bảng 7: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006... 31 Bảng 8: Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang Hoa Kỳ...32

Một phần của tài liệu Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w