Một số lăng tẩ mở Huế

Một phần của tài liệu Định hướng và phương pháp phát triển du lịch Việt Nam (Trang 30 - 37)

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:

Ðại Hồng Môn là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Bi Đình, sau Ðại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.

Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Ðức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.

Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.

Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.

Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19...

Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho công trình kiến trúc.

Lăng Khải Định

Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định (Ứng Lăng) lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy

tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;

• Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;

• Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;

• Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

Lăng Tự Đức( Khiêm Lăng)

Vị trí: Lăng Tự Ðức tọa lạc tại xã Thủy Biều, Tp. Huế.

Đặc điểm: Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867

trên diện tích 475ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.

Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.

Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.

Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.

Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.

Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.

Cầu Trường Tiền

Bắc qua sông Hương có rất nhiều cầu nhưng chỉ có một cây cầu trở thành biển tượng của Huế, đó là cầu Trường Tiền.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quân triều Nguyễn biên soạn “cầu sắt Trường Tiền ở đông nam kinh thành…khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 “vài” (gian), 12 nhịp, dài khoảng 400m đến năm 1899 mới xây xong”

Cầu Trường Tiền ngày nay cũng đã được tu bổ nhiều lần. Đầu cầu phía Bắc xưa có một chợ nhỏ bên bến đò Trường Tiền là chợ Đông Ba, nay chợ Đông Ba dã trở thành trung tâm thương mại lớn của thành phố.

Sông Hương

Du khách đã đến Huế thì không mấy người bỏ qua trương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi Huế không có sông Hương thì không còn là Huế mộng mơ,Huế thơ…

Đi đâu cũng nhớ quê mình,

Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo

Gọi là sông Hương là vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm nên khi chảy qua Huế, dòng sông đem theo mùi thơm của cây cỏ thiên nhiên. Với độ dài 80km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như có sự sắp đặt nhằm tôn thêm vẻ kiều diễm cho xứ Huế và làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền ; đưa quý khách lên thăm lăng Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén … rồi xuôi về Thuận An tắm biển.

Khi đêm về dưới ánh trăng, mặt sông như dát bạc, giọng hò man mác cất lên, quý khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vi ngọt ngào trong tiếng đàn giọng hát.

Bãi biển Lăng Cô

Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, nước biển trong xanh và những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển đã khiến Lăng Cô trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay...

Dọc theo chân đèo Hải Vân, biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Trong khu vực đó còn có hòn Sơn Chà (đảo nhỏ), tại đây còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch. Đó là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều du khách tìm đến Lăng Cô.

Bãi biển Thuận An

Bãi biển Thuận An nằm tại cửa biển Thuận An, là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày thăm quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Đây cũng là nơi người dân Huế kéo nhau ra hóng mát và tắm biển vào dịp hè, bãi biển tấp lập nhất kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 vào lúc thời tiết nóng bức. Du khách có dịp thăm miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng kính, thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân vùng biển.

Chợ Đông Ba

Chợ là trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền 100m về phía bắc. Nơi đây hầu như có đủ loại hàng từ hàng tiêu dùng thông thường, hàng công nghiệp giá trị cao đến các sản phẩm địa phương… rất đa dạng và phong phú.

Đã từ lâu nón Huế là một thứ hàng nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Đã vậy mỗi chiếc nón ta lại thấy một nét độc đáo riêng khi cầm nón soi lên.Người thợ làm nón đã nói hộ bao người tình cảm của mình với người thân khi nhận chiếc nón làm quà…

Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách đặt chân tới Huế

Một phần của tài liệu Định hướng và phương pháp phát triển du lịch Việt Nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w