nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay
Thông tin là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là thông tin về các loại tài sản nhạy cảm như ôtô, đất, chứng khoán, kim loại quý…đó là các loại tài sản mà giá cả thay đổi liên tục, bất thường và không theo quy luật. Hiện nay tại chi nhánh, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp thu thập thông tin, xử lí thông tin. Đó là một hạn chế, bởi vì cán bộ tín dụng không thể hiểu biết hết về các loại tài sản đảm bảo, trong khi đó yêu cầu của thông tin mà cán bộ tín dụng có được là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời để đảm bảo cho công tác bảo đảm tiền vay. Trong quá trình giám định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác ngoài việc xem xét các giây tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì phải tham khảo ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro, những người cư trú gắn với tài sản thế chấp, đối chiếu nơi tọa lạc của tài sản với bản đồ quy hoạch chi tiết. Trong quá trình định giá tài sản để tối thiểu hoá rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản như giá thị trường của tài sản đảm bảo, khấu hao, xu hướng của thị trư- ờng với hàng hoá, có dễ bảo quản cất giữ, giá trị có biến động hay không, khi thanh lý dễ hay khó và bằng các hình thức nào. Chỉ có thu thập đầy đủ các thông tin liên quan thì việc định giá mới đảm bảo chính xác không gây thiệt hại cho Ngân hàng. Hiện nay nguồn thông tin để giúp định giá tài sản đảm bảo mà Chi
nhánh nhận được chủ yếu tập trung từ khách hàng vay, một số mối quan hệ cá nhân của cán bộ tín dụng và từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhưng trung tâm này lại hoạt động không mấy hiệu quả. Vì vậy có thể nói những nguồn thông tin ở trên là không đáng tin cậy, độ rủi ro cao. Vì vậy Chi nhánh nên chủ động xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị trường của tài sản đảm bảo.Trước mắt những thông tin này tập trung vào việc theo dõi những biến động giá bất động sản trên thị trường, khi cần có thể cập nhật giá trị thị trường của một số bất động sản khác.
3.2.2 Xây dựng một bộ phận chuyên về công tác bảo đảm tài sản
Trong tương lai, khi mà hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển, số lượng khách hàng lớn, tài sản đảm bảo đa dạng, thì cán bộ tín dụng gần nh là không thể làm tốt công tác định giá, thu thập thông tin. Vì vậy cần có một bộ phận chuyên trách cho công tác thẩm định tài sản đảm bảo, xác định giá cả thị trường. Bộ phận này có trách nhiệm thu thập thông tin, xác định giá trị tài sản đảm bảo. Xác định các thông tin liên quan đến tài sản như giấy tờ sở hữu, các loại bảo hiểm, các vấn đề tranh chấp về tài sản. Đặc biệt là các quy định mới của Chính Phủ, của các Luật mới liên quan đến tài sản đảm bảo cũng như các quy định của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Khi cần Chi nhánh có thể thuê chuyên gia, tư vấn về để định giá tài sản cầm cố, thế chấp tuy nhiên chi phí cho mỗi lần thuê như vậy cao hơn nhiều so với lợi nhuận mà Ngân hàng thu được từ khoản vay. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay trong khu vực này đều có giá trị không lớn, mà việc đảm bảo bằng tài sản đó lại là bắt buộc nên chỉ cần có những nhân viên có kiến thức trong lĩnh vực đó là đủ.
3.2.3. Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo
Quy định về bảo đảm tiền vay hiện nay quy định các loại tài sản dùng làm bảo đảm tương đối đa dạng thế nhưng việc áp dụng trong bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà nội rất hạn chế, tài sản đảm bảo tiền vay chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản thông dụng và có độ an toàn cao như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất và tài
sản sở hữu gắn liền với đất cùng một số dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hoá, ô tô, xe máy, thêm vào đó là chứng khoán. Các tài sản cầm cố là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cán bộ tín dụng rất ngại nhận làm tài sản đảm bảo vì khó đánh giá, khó quản lý. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn của Chi nhánh vì vốn tự có ban đầu của các doanh nghiệp nằm chủ yếu dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Khi cần vay vốn của Chi nhánh rất nhiều doanh nghiệp rất muốn sử dụng máy móc thiết bị của mình để cầm cố vay vốn nhưng không phải máy móc, thiết bị nào cũng được Chi nhánh chấp nhận. Chính điều này đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh cũng như hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng.
3.2.4. Phân loại khách hàng của chi nhán
Khách hàng của chi nhánh có nhiều đối tượng khác nhau, việc phân loại khách hàng để có các mức độ tín nhiệm là rất quan trọng trong công tác bảo đảm tiền vay. Các khách hàng có độ tín nhiệm cao có thể cùng một mức bảo đảm nhưng mức cho vay cao hơn các khách hàng khác. Phân loại khách hàng có thể như sau:
+ Khách hàng tín nhiệm loại 1:
Là những đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định có lãi trong 2 năm gần đây nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và không có nợ quá hạn đối với Ngân hàng, là các khách hàng quen thuộc của chi nhánh như công ty thực phẩm Miền Bắc, công ty xuất nhập khẩu với Lào. Nếu các doanh nghiệp thuộc loại này có phương án khả thi thì có thể cho vay ưu tiên về thủ tục lãi suất và bảo đảm bằng tín chấp.
+ Khách hàng tín nhiệm loại 2:
Là những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, uy tín không cao. Đối với doanh nghiệp này, Ngân hàng nên áp dụng loại cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Là những đơn vị làm ăn thua lỗ, Ngân hàng không nên tiếp tục cho vay mà nên tìm mọi cách thu hồi nợ quá hạn.
3.2.5. Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng
Ngân hàng cần tiến hành đánh giá phân loại, phân tích nợ quá hạn đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế của từng món vay và tình hình tài chính của khách hàng có nợ quá hạn, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể để thu hồi vốn
Đối với nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan, Ngân hàng cần động viên khuyến khích người vay trả hết nợ gốc trước đồng thời xem xét giảm lãi cho những đối tượng này
Đối với nợ quá hạn mà Ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản, đã có đủ hồ sơ pháp lý thì Ngân hàng cần nhanh chóng thực hiện phát mại hoặc đưa sang trung tâm bán đấu giá để thu hồi vốn vay.
Trường hợp không có thị trường tiêu thụ các tài sản hoặc tiêu thụ chậm, Ngân hàng có thể cho thuê hoặc sử dụng vào hoạt động kinh doanh tạo nguồn bù đắp phần lỗ phải trả lãi vốn huy động
3.2.6. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo
Do còn nhiều hạn chế nh đã nói ở trên nên cần có một hệ thống hoàn chỉnh các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo. Nguyên nhân của rủi ro trong bảo đảm tiền vay là do đánh giá mức độ rủi ro của tài sản không chính xác. Việc đánh giá mức độ rủi ro của các tài sản không chỉ dựa trên cơ sở môi trường kinh doanh, loại cho vay áp dụng. Vì vậy việc đánh giá là rất khó khăn. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng ở phần rủi ro trong bảo đảm tiền vay về tính thanh khoản, tính thị trường, quy mô, thời hạn của khoản vay, Ngân hàng nên liên hệ trong điều kiện thực tế của bản thân Ngân hàng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro trong bảo đảm tiền vay. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trên không chỉ giảm nhẹ khó khăn khi tiến hành thẩm định bảo đảm tiền vay đối với mỗi cán bộ tín dụng mà còn tạo cơ sở cho Ngân hàng có thể áp dụng một cách linh hoạt các phơng thức cho vay ứng với từng
loại tài sản đảm bảo để vừa hạn chế rủi ro trong bảo đảm tiền vay vừa không ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng tín dụng của Ngân hàng.
3.2.7. Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm
Nhằm tạo thuận lợi cho công việc của cán bộ tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh trong việc xử lý tài sản đảm bảo Chi nhánh cần nghiên cứu và đưa ra các quy định cụ thể về cơ sở cũng như biện pháp để định giá tài sản bảo đảm. Cơ sở để định giá tài sản cần phải được xây dựng trên cơ sở những căn cứ thực tế, pháp lý, đặc điểm riêng của từng loại tài sản cũng như những nhân tố gây ra sự biến động giá cho chính những tài sản đó. Biện pháp định giá tài sản đảm bảo phải chính xác khoa học, linh động để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro bảo đảm tiền vay.
3.2.8. Tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm
Nhiều Ngân hàng rủi ro trong bảo đảm tiền vay phát sinh từ công tác quản lý tài sản bảo đảm không phải là không xảy ra. Mỗi tài sản dùng cầm cố thế chấp có đặc điềm khác nhau về hình thức, về tính ổn định, tính thanh khoản, cơ chế pháp luật tác động do đo việc quản lý cũng khác nhau. Do đó hoàn thiện công tác quản lý tài sản cầm cố, thế chấp chính là đưa ra một phương pháp quản lý hiệu quả nhất cho từng loại tài sản để tối thiểu hoá rủi ro (từ việc hỏng hóc mất cắp biến đổi giá trị) đến mức thấp nhất. Đối với loại tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì việc quản lý của Chi nhánh tương đối đơn giản. Ngoài việc lưu giữ các giấy tờ này tại két của Ngân hàng Chi nhánh cần theo dõi và phong toả các hoạt động thu chi trên tài khoản của người vay còn với kỳ phiếu, trái phiếu thì chỉ cần ghi nhớ thời gian đáo hạn của chúng. Đối với những tài sản cầm cố thế chấp mà phải có chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng đất thì Chi nhánh sẽ là người giữ giấy tờ gốc và các giấy tờ gốc quan trọng khác có liên quan, tài sản vẫn do người vay sử dụng. Để bảo đảm an toàn Chi nhánh cần phải có các cuộc kiểm tra định kỳ để tiến hành đánh giá
lại tài sản thế chấp đồng thời kiểm tra xem tài sản có bị thay đổi, hỏng hóc không để tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.9. Hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo của người vay.
Việc xử lí tài sản đảm bảo cũng có rất nhiều khó khăn, vì vậy chi nhánh cần có các biện pháp để hoàn thiện công tác xử lí tài sản đảm bảo. Như là:
- Có kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ đồng thời khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ, thông qua việc học thêm, tham khảo thêm các văn bản khác.
- Mỗi khi có văn bản mới chi nhánh phải tổ chức các buổi hướng dẫn thi hành văn bản cho cán bộ trong chi nhánh.
- Nếu người bị phát mại tài sản cố ý chây ỳ không cho phát mại thì Chi nhánh nên có sự trợ giúp của các cơ quan chức năng để cưỡng chế thi hành việc phát mại tài sản.
Trường hợp không phát mại được, để tránh bị ứ đọng vốn thì Chi nhánh nên có thêm các biện pháp khác để thu hồi được vốn nhanh như:
- Dùng tài sản thế chấp đó cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền.
- Dùng tài sản đó để làm vốn góp liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Nếu tài sản thế chấp là nhà ở nơi có thuận lợi về mặt bằng, Chi nhánh có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch và mở thêm đại lý. Hoặc xây dựng thành kho chứa hàng để tạo thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống luật về bảo đảm tiền vay đối với các tổ chức tài chính trung gian. Việc ra đời nghị định 85 đã góp phần giải quyết được một số những tồn tại trong thời gian qua. Tuy nhiên còn một số vấn đề về xử lý tài sản thế chấp và một số bất cập trong quản lý đất đai vẫn chưa được giải quyết.
Hiện nay chưa có cơ quan nào đăng kí giao dịch bảo đảm đối với những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu. Chỉ có cơ quan đăng kí cầm cố thế chấp về tàu bay, tàu biển và quyền sử dụng đất. Còn nhiều tài sản khác mà pháp luật đã quy định từ lâu thuộc loại phải đăng kí giao dịch bảo đảm nhưng trên thực tế không biết đăng kí ở đâu, ví dụ như nhà ở và một số phương tiện vận tải khác. Thực chất việc đăng kí cầm cố, thế chấp và bảo lãnh cũng có ý nghĩa như một sự chứng thực về mặt pháp lý. Hơn nữa việc thực hiện cả hai việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm thì khách hàng vay phải chịu cả hai loại lệ phí. Hai loại lệ phí này hiện nay là khá cao. Vì vậy cần phải quy định cụ thể việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm cho từng loại tài sản cụ thể là việc cần làm ngay.
3.1.1.2. Hoàn thiện đồng bộ các giấy tờ về sở hữu đất.
Hiện nay, các loại giấy tờ sở hữu đất đai còn nhiều bất cập. Đó là khe hở trong việc sử dụng chúng trong việc bảo đảm. Bên cạnh đó việc chưa có quy định cụ thể về giấy tờ sở hữu đất làm nảy sinh các tranh chấp về đất đai như vẫn xảy ra trước đến nay.
3.1.1.3. Chính phủ cần quy định rõ các loại tài sản bảo đảm phải mua bảo hiểm
Đối với những tài sản có độ rủi ro thấp như chúng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu của Nhà nước thì việc mua bảo hiểm tiền gửi là không cần thiết, tuy nhiên đối với các loại tài sản có độ an toàn thấp thì chính phủ cần quy định rõ loại tài sản nào thì bắt buộc phải mua bảo hiểm. Thông thường những tài sản phải mua bảo hiểm là những tài sản có độ rủi ro cao mà việc xử lý hiện giờ vẫn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng thương mại. Đó là những tài sản như giá trị quyền sử dụng đất, dây chuyền máy móc thiết bị, kho hàng.
3.1.1.4. Chính phủ cũng cần phải quy định rõ mức phí áp dụng cho các loại tài sản phải mua bảo hiểm.
Chính phủ cần quy định rõ mức phí áp dụng cho mỗi loại tài sản đảm bảo trên cơ sở những thông tin như : tốc độ khấu hao của tài sản, giá trị tài sản, thời
không đồng bộ trong quy định mức phí giữa các công ty bảo hiểm gây khó khăn