LĂNG MẠC CỬU 1 Lịch sử dòng họ Mạc:

Một phần của tài liệu thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Trang 29 - 32)

V.1 Lịch sử dòng họ Mạc:

− Mạc Cửu người Quảng Đông (Trung Quốc), vì bất phục tòng nhà Thanh nên cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền vượt biển vào Nam, ghé qua nhiều nơi, sau cùng lui về vùng đất Hà Tiên chiêu tập lưu dân khai thác nông nghiệp và đón khách thương hồ. Khi Chúa

Nguyễn ở Đàng Trong mở rộng thế lực đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Mạc Cửu liền dâng biểu xưng thần và được Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, phong cho chức “Tổng binh trấn Hà Tiên”.

− Sau khi qua đời, Mạc Cửu được nhà Nguyễn truy tặng:

− “Khai trấn thương trụ quốc

− Đại tướng quân Vũ nghi công”

− Sự nghiệp của Mạc Cửu còn nối tiếp đến đời con ông là Mạc Thiên Tích, người đã thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các nổi tiếng với “Hà Tiên thập vịnh”. Đáng tiếc là hầu hết những danh thắng được tao đàn xưng tụng đều đã đổi thay, duy chỉ có “Bình San diệp thúy”, nơi an nghỉ của dòng họ Mạc là còn giữ được cái hồn của “Hà Tiên thập vịnh”

V.2 Giới thiệu chung về Lăng Mạc Cửu:

− Khu di tích núi Bình San rộng gần 3 ha, gồm 4 khu trong đó khu 1(nơi đoàn tiến hành khảo sát) gồm 3 địa điểm: đền thờ dòng họ Mạc, lăng tẩm họ Mạc và chùa Phù Dung.

− Cả lăng và đền thờ Mạc Cửu đều do Mạc Thiên Tích thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Lăng Mạc Cửu được bố trí theo luật phong thuỷ: mặt tiền quay về hướng đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thuỷ Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác, bên phải là Đại Kim Dự.

V.2.1 Đền thờ dòng họ Mạc

− Do Mạc Công Du lập từ thời vua Gia Long năm 1818. Lúc mới đầu xây dựng chỉ bằng cây ván và lợp lá. Đến năm Thiệu Trị thứ 6, 1846, mới lợp ngói. Từ đó tới nay đã tu bổ và tái thiết nhiều lần. Di tích hiện tồn tại là kiến trúc có giá trị nghệ thuật, được trạm trổ tinh vi sắc sảo.

− Trước sân có ao sen “bảo nguyệt liên trì” mùa hạ hoa nở hương thơm ngát.

− Đền thờ dòng họ Mạc – Trung Nghĩa Từ được xây dựng theo mô típ kiến trúc của cung đình Huế, bên trong gồm 3 bàn thờ: bàn thờ giữa chánh điện thờ ngài Mạc Cửu (người có công khai phá ra vùng đất này), con trai ông Mạc Thiên Tích (người có công trạng sáng chói nhất trong dòng họ Mạc) và các cháu nội của ngài là Mạc Tử Hoàng, Mạc Công Du; bên tay trái là thờ các bà trong đó có mẹ ngài Mạc Cửu – thái thái bà bà, người trung hoa, bà Nguyễn Lý Đức-người vợ chính thức của ngài và bà My Cô-người con gái thứ 5 của Mạc Cửu.

V.2.2 Lăng tẩm họ Mạc

− Lăng tẩm dòng họ Mạc được xây dựng theo kiến trúc kết hợp giữa dịch lý và thuật phong thủy của người Trung Hoa. Kiến trúc về phòng thủ của người phương Tây và kiến

trúc cổ truyền của người Việt Nam. Xung quanh lăng tẩm và ở núi Bình Sam có nhiều cây bụi thấp: Mai mù u,thốt nốt-đăc trưng của vùng đất gần biên giới.

− Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến 3m, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang. Mộ Mạc Cửu là ngôi mộ lớn nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, núm mộ có hình dáng như con trâu nằm (còn được gọi là thế toạ ngưu). Hai bên mộ trước kia có hai tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng khu mộ rất kiên cố và vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm và hiện nay được thay thế bằng hai bức tượng bằng ximăng.

− Lần theo lối mòn là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích ở bên trái, mộ Mạc Tử Hoàng ở phía phải rồi đến mộ Mạc Thiên Tích – cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn.

V.2.3 Chùa Phù Dung: là ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây dựng cho nàng thứ thiếp là

Phù Cừ tu hành. Đi vòng theo chân núi chừng 3 cây số sẽ gặp được ngôi chùa này.

VI.KHU DU LỊCH NÚI ĐÁ DỰNG

− Núi Đá Dựng còn có tên là Châu Nham (tên cổ là Bạch Thấp) thuộc hệ thống núi đá vôi vùng Hà Tiên, nằm trong địa phận xã Mỹ Đức cách trung tâm thị xã Hà Tiên 4 km. Nhìn từ hướng quốc lộ 80, núi có hình thang mà mặt tây bắc chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia vài chục mét.

− Châu Nham Sơn thật ra là tên cổ của núi Đá Dựng. Cái tên Đá Dựng là cách gọi địa danh thông qua đặc điểm của nơi đó ở vùng đất Nam Bộ. Đây là ngọn núi đá vôi hình thang cân (đỉnh núi bằng song song với chân núi), có dốc đá dựng đứng. Vì vậy gọi là Đá dựng để phân biệt với những ngọn núi xung quanh. Gọi dần thành quen và trở thành tên chính thức sau này. (hình 2.7)

− Châu Nham có nghĩa là “Núi Ngọc”. Sở dĩ Đá dựng có tên như vậy là vì đây là nơi lánh nạn của người trấn Hà Tiên xưa khi có biến. Thuở xưa, Chân Lạp và Xiêm La là hai nước thường cho quân sang đánh phá, cướp bóc, nhiều người đem ngọc ngà, châu báu vào chôn giấu trong các hang động rồi bị thất lạc dần theo thời gian. Cuối thế kỷ XVII, khi Mạc Cửu đến khai mở trấn Hà Tiên thì thỉnh thoảng thấy có nông dân nhặt được ngọc quí tại Đá Dựng nên ông gọi là núi Châu Nham. Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới chống lại bọn diệt chủng Pôn-Pốt, Đá Dựng luôn là một trong những căn cứ địa, một chỗ dực vững chắc cho quân, dân Hà Tiên.

− Núi Đá Dựng có đến 11 hang động. Chuyện dân gian xưa kể rằng khi chân núi còn tiếp giáp với biển cạn, chen chúc bao quanh những hang động hình thành từ chân sóng là

những cánh rừng tràm, lau sậy rậm rạp đã trở thành sân chim cho các loài chim phương nam tìm về làm tổ, sinh sôi. Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tích và các thi nhân tao đàn Chiêu Anh Các từng ví khung cảnh đàn cò trắng lao xao bay về đậu trên núi là một trong mười cảnh đẹp xứ Hà Tiên (Hà Tiên thập cảnh).

− Do địa thế hiểm trở nên chim, cò về sống tại Đá Dựng rất đông vì không bị ai quấy phá. Chính vì vậy mà thời Mạc Thiên Tích mới có bài vịnh “Châu Nham Lạc Lộ”.

− Đá Dựng có chiều cao 83m.

− Do bị tác động của thiên nhiên, nhất là bị xâm thực nên trong lòng núi có vô số hang động. Có hang sâu, hang cạn, hang rộng, hang hẹp. Cũng có hang ở dưới chân núi và hang ở lưng chừng núi. Nhưng hầu như hang nào cũng đẹp, một nét đẹp đặc trưng chỉ có ở núi đá vôi với rất nhiều thạch nhũ thiên hình, vạn trạng. Có người ví “Đá Dựng như một toà lâu đài với lối kiến trúc có hàng trăm vọng gác đài, hàng ngàn gác chuông”.

− Nổi tiếng nhất ở đây là các hang Bà Chuá Xứ với tập hợp nhiều hang thông thương với nhau, hang Trống (hay Trống Ngực) với nét đặc biệt là khi bạn vỗ nhẹ tay vào ngực mình thì vách hang sẽ cộng hưởng và dội lại với âm thanh giống như tiếng trống. Còn hang Lầu Chuông thì có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông. Ở hang khác thì có thứ thạch nhũ gõ vào lại nghe như tiếng đàn đá trầm bổng vọng về từ ngàn xưa,…

Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, Châu Nham Sơn – Đá Dựng còn mang trong lòng nó một pho truyền thuyết ly kỳ về câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông và những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của con người Hà Tiên. Tương truyền rằng ngày xưa, Thạch Sanh bị mắc mưu Lý Thông nên bị nhất vào hang sâu ở đây. Chàng lấy thạch nhũ làm đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn ấy vang đến tận cung điện nhà vua với lời than thở thống thiết, ai oán: “Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên thang mà về. Đàn kêu anh hởi Lý Thông, anh ở hai lòng trời đất chứng cho”. Tiếng đàn khiến cho công chuá Huỳnh Nga nghe được mới xin vua cha mang quân đến giải nguy cho chàng Thạch Sanh.

Đá Dựng có một hang động tên là “Cội Hàng Gia”. Trước cửa động có nhiều mảng đá ghép lại với nhau tạo thành một mái che tự nhiên. Người đời bảo nhau rằng, đây chính là nơi sinh sống thuở thiếu thời của Thạch Sanh và cũng là nơi chàng ngồi suy ngẫm sự đời về sau. Chính từ đây, chàng phát hiện ra chim đại bàng cắp nàng công chúa bay ngang rồi đem lòng nghĩa hiệp giương cung bắn đại bàng và lần theo vết máu đến núi Thạch Động cứu nàng công chúa.

Một phần của tài liệu thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w