MIẾU BÀ – NÚI SAM – CHÂU ĐỐC – AN GIANG 1 MIẾU BÀ

Một phần của tài liệu thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Trang 25 - 29)

III.1 MIẾU BÀ

III.1.1 Giới thiệu chung:

Miếu bà Chúa Xứ thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Miếu bà Chúa Xứ núi Sam được xây dựng theo lối kiến trúc hoành tráng, bề thế. Bên trong thờ tượng bà Chúa Xứ ngồi uy nghi giữa gian chánh điện. Pho tượng nữ thần tuyệt đẹp được tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ VI. Đôi mắt tròn tuyệt sáng. Chiếc áo và mão bà được kết bằng nhiều loại kim tuyến quý giá.

III.1.2 Nguồn gốc tượng bà:

− Nguồn gốc tượng bà Chúa Xứ đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Theo diễn giải của các vị bô lão, tượng Bà ngày xưa ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá bà ngồi vẫn còn tồn tại và ngày nay được bảo vệ như một chứng tích. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 3,4 tấc, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.

− Tương truyền rằng trước khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn nhậm vùng này, quân Xiêm đã sang quậy phá ở vùng núi Sam, chúng phát hiện ra pho tượng cổ. Vì long tham

chúng đã nạy pho tượng ra khỏi bệ đá và khiêng đi. Do tượng quá nặng nên khi đi đến triền núi làm rớt nên tượng bị gãy tay.Chúng tiếp tục khiêng đi nhưng không thể nhấc nổi.

− Thời gian sau bà đạp đồng về kêu dân làng đem xuống núi thờ phụng. Sẵn có lòng tín ngưỡng, hàng trăm người dân đã cố gắng khiêng tượng Bà nhưng không lay chuyển được. Trong lúc bối rối bà lại đạp đổng phải có 9 cô gái đồng trinh lên khiêng bà mới chịu đi. Quả thật 9 cô gái khiêng được bà dễ dàng nhưng khiêng gần đến chân núi thì tượng tự nhiên nặng trịch không sao nhấc nổi. Dân làng nghĩ Bà muốn ở đây nên lập miếu thờ, khi ấy nhằm ngày 25 tháng 4 âm lịch nên hằng năm dân làng lấy ngày đó làm lể viếng Bà.

III.1.3 Kiến trúc của Miếu:

− Miếu Bà được thành lập khỏang năm 1825. Lúc đầu Miếu được làm bằng tre, lá, sau đó dần dần được trùng tu. Khỏang năm 1870, Miếu được xây bằng đá miểng, lợp ngói. Ngôi Miếu hiện nay được xây dựng mới năm 1972, do kiến trúc sư Hùynh Văn Mãng thiết kế. Quy hoạch của khu này khá đẹp nhưng xây dựng chưa hoàn thành như bảng vẽ. Đến năm 1995 Ban quản trị mới tiến hành tu sửa nhà trưng bày với mái cong lợp ngói xanh, trông hài hòa cân đối.

− Với lối kiến trúc cổ kính đông phương, miếu Bà nằm trên vùng đất trũng, quay lưng lên đường. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc dạng chữ quốc, hình khối tháp, kiểu hoa sen nở, nền lát gạch bong, tửng cẩn đá ốp lát, cột bêtông cốt thép. Song song với kiến trúc bêtông ấy là nghệ thuật chạm khắc ở miếu Bà cũng tinh vi, sắc sảo. Miếu Bà là một kiến trúc nghệ thuật kết hợp truyền thống dân tộc và hiện đại.Toàn khu di tích là tổng thể hài hòa, cân đối và đồ sộ, uy nghiêm, hùng tráng.

III.1.4 Các ngày lễ lớn:

− Lễ hội chùa Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, được tổ chức hằng năm bắt đầu từ đêm 20 đến 27 tháng tư âm lịch. Từ đêm 23, mọi người đã tập trungvề chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước thơm để tắm, ngày 25 còn có lễ xây chầu, hát bội. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm năm nay. Mặc dù đến cuối tháng 4 âm lịch, mới vào chính hội, nhưng từ sau Tết người dân đã bắt đầu về Núi Sam vía Bà... Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đang ngày càng chứng tỏ là một lễ hội văn hóa dân gian lớn ở Nam bộ. Mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách thập phương về hành lễ. Họ đến đây mang theo những ý nguyện, mong cầu Bà Chúa ban phước lộc hoặc gỡ rối nạn kiếp, tai ương... tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng. Khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ.

− Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì. Lễ đầu tiên là “Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch. Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh

điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo. Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa. Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai. Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc. Phần Lễ tắm Bà kết thúc…

− Tiếp theo là “Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch. Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà. Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng. Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Thoại Ngọc Hầu. Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây – trầu cau và một đĩa gạo – muối. Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại.

− Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc… sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ… Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà.

III.1.5 Giá trị du lịch của Miếu Bà:

Năm 2001, Bộ Văn hóa thông tin và tổng cục du lịch đã chính thức công nhận lễ vía bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội tiêu biểu cùa cả nước.

III.2 NÚI SAM

III.2.1 Vị trí núi Sam:

− Tức Vĩnh Tế Sơn cao 284m, dài 2km nằm trên đồng bằng hữu ngạn sông Hậu. Phía bắc cách ranh giới Campuchia 3km, Tây tiếp giáp với cánh đồng Thới Sơn, Nhơn Hưng là hai xã anh hùng trong thời chống Pháp và Mỹ, phái đông giáp cánh đồng bạt ngànChâu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Núi Sam nằm trong vùng địa hình đồi núi sót. Đứng từ trên đỉnh núi có thể quan sát rõ cảnh quan của vùng: khỏang 70-80% địa hình ở quanh đó là đồng bằng trồng lúa nước. Các con kênh, đường giao thông chia cùng thành cát tuyến, thỉnh thỏang xuất hiện các đốm, vệt (ao, hồ, khu đô thị, …).

− Núi Sam có một vị trí chiến quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là một con đê thiên nhiên ngăn mùa nước lũ.

III.2.2 Chân dung núi Sam:

− Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang "thành phố Long Xuyên" khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đen bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều con Sam sinh sống nên được gọi là "Học Lãnh Sơn" nghĩa là núi con Sam.

− Núi có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn, Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

− Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia "Vĩnh Tế Sơn") thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thủy. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang.. và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...

IV.NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIMIV.1 Giới thiệu nhà máy: IV.1 Giới thiệu nhà máy:

Công ty Holcim Việt Nam trước đây là Ximăng Sao Mai – một liên doanh giữa tập đòan Holcim của Thụy Sỹ, tập đòan ximăng hàng đầu thế giới và công ty ximăng Hà Tiên 1, thuộc tổng công ty ximăng Việt Nam, được cấp giấy phép vào tháng 2 năm 1994.Vốn đầu tư của công ty lên đến 441 triệu USD với thời gian họat động là 50 năm. Nhà máy chính của công ty được xây dựng tại Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. Những tấn ximăng đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông vào năm 1997. Ximăng sau khi đuợc sản xuất tại Hòn Chông sẽ được bơm xuống tàu và chở về 2 trạm Cát Lái và Thị Vải để phân phối thị trường.

− Quá trình khai thác:

o Đất sét được khai thác lộ thiên bằng máy xúc với công suất 200 tấn/giờ. Đá vôi đươc khai thác và vận chuyển đến trạm đập bằng xe tải 40 tấn. Sau đó được đưa vào máy đập sơ bộ để chuyển thành những hạt có kích thước bé hơn 80 mm.

o Nguyên liệu thô và than đá được chất đống trong hai kho dự trữ. − Quá trình sản xuất:

o Đá vôi và đất sét đươc máy rút liệu chất lên băng tải chuyển vào máy nghiền, thành phần các nguyên tố Fe, Si, Ca được gia nhiệt bằng laterite, cát đá vôi nguyên chất phù hợp với thành phần vật liệu đã định trước. Hỗn hợp này được nghiền mịn trong máy nghiền đứng 330 tấn/giờ. Khí nóng từ lò nungcũng được sử dụng để làm khô nguyên liệu trong khi nghiền. Sau khi nghiền, bột liệu đươc chuyển đến tháp đồng nhất có dung tích 8000 tấn. Tại đây bột liệu được trộn nhiều lần làm cho thành phần bột liệu trở nên đồng nhất đảm bảo cho việc cho ra clinker chất lượng cao. (hình 2.6 - dụng cụ lấy đất sét tại Holcim)

o Tiếp đó bột liệu được di chuyển lên đỉnh tháp nung và rơi trở xuống. Trong quá trình rơi, bột liệu gặp dòng khí nóng đi ngược chiều và được gia nhiệt. Tại đây, CaCO3 chuyển thành CaO. Khi đến đầu lò quay, nhiệt độ của bột liệu đã đạt đến 1000oC. Bột liệu đi vào lò quay với công suất 4500 tấn/ngày. Tại đây bột liệu đựơc gia nhiệt tiếp tục đến 1450oC, ở nhiệt độ này, các khoáng nóng chảy và tạo thành clinker. Clinker ra khỏi lò quay và đươc làm nguội đến nhiệt độ thường.

o Clinker sau khi nguội được trữ trong 2cyclo có tổng công suất là 60.000 tấn. Trước khi đươc đưa vào hai máy nghiền đứng công suất 130 tấn/giờ mỗi ngày. Thạch cao được thêm vào trong quá trình này để sản xuất ra măng. Ximăng đươc đóng gói và ra thị trường.

IV.3 Đánh giá tác động hoạt động của nhà máy lên môi trường trong quá trình khảo sát:

Khi tiến hành khảo sát khu vực nhà máy thì thấy cảnh quan nơi đây hoang tàn, xơ xát. Hàng cây bên đường gần nhà máy phủ đầy một màu trắng, không khí đầy bụi bặm. Tại khu vực núi đá vôi – nơi nhà máy khai thác thì thấy núi đã được khai thác gần hết

Một phần của tài liệu thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w