Chương trình quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Lý thuyết chung về quản lý bảo vệ môi trường (Trang 29 - 31)

3.3.5.1. Định nghĩa chương trình quản lý môi trường

ISO 14001 sử dụng thuật ngữ Chương trình quản lý môi trường để chỉ kế hoạch hành động để đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu môi trường. Theo ngôn ngữ kinh doanh thông thường, một kế hoạch hành động mô tả:

• Làm thế nào để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu?

• Ai có trách nhiệm đạt được các mục tiêu - ai sẽ thực hiện công việc này?

• Ai có quyền quản lý và giám sát công việc và ai sẽ được tính là tham gia vào việc hoàn thành các mục tiêu và các chỉ tiêu?

• Nhiệm vụ cụ thể của từng người là gì?

• Họ cần những nguồn lực gì (ví dụ: tiền bạc, thời gian, nhân sự, phương tiện); • Đo lường mức độ tiến triển như thế nào (Tức là các chỉ số thực hiện cơ bản); • Khi nào các nhiệm vụ được hoàn thành - lịch trình và thời điểm hoàn thành.

3.3.5.2. Thực hiện một chương trình quản lý môi trường (EMP)

Các chương trình quản lý môi trường là các biểu đồ và danh sách các việc thực tế cần làm, phân chia nhiệm vụ cần hoàn thành theo ngày, tuần, tháng, quý, và đôi khi là từng năm nhằm hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chúng bao gồm việc trả lời các câu hỏi chủ chốt của ISO 14001 EMS. Một chương trình quản lý môi trường còn bao gồm một danh sách kiểm tra đối chiếu để đo lường tiến triển công việc.

Một lần nữa khẳng định việc mời các bên liên quan tham gia xây dựng các chi tiết của chương trình (kế hoạch hành động) là một việc mà tổ chức nên làm, để vừa có lợi về khía cạnh chuyên môn, vừa đảm bảo các cam kết từ tất cả những người tham gia thực hiện chương trình.

ISO 14001 4.3.4 Chương trình Quản lý môi trường nói rằng:

Tổ chức sẽ thiết lập và duy trì các chương trình nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, bao gồm:

(a) Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở mỗi cấp độ và chức năng của tổ chức.

(b) Phương tiện và thời gian hoàn thành

Nếu một dự án liên quan đến những chiến lược phát triển mới, và các hoạt động, dịch vụ hay sản phẩm mới hoặc bị biến đổi, các chương trình sẽ được điều chỉnh phần tương ứng để đảm bảo rằng những dự án như vậy có áp dụng quản lý môi trường.

Để có tác dụng, EMP cần linh hoạt, không nên cứng nhắc. Chúng phải được xem xét thường xuyên và được cập nhật (tức là được duy trì - theo ngôn ngữ của ISO 14001) để phản ánh sự thay đổi về nhân sự, các ưu tiên, lịch trình, ngân sách và, khi cần thiết, là các chỉ tiêu và mục tiêu. Điều chỉnh một EMP đôi khi là cần thiết khi nguyên liệu đầu vào thay đổi, hay một quá trình sản xuất hoặc xử lý chất thải hoặc thiết bị bị sửa đổi, hay bất cứ tại thời điểm nào có một sự thay đổi trong một khía cạnh môi trường liên quan. Cần phải thường xuyên giám sát EMP để đảm bảo mức độ tương thích liên tục.

Các chỉ số thực hiện cơ bản (KPI) là định lượng mức độ tiến triển nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, và KPI nên được bao gồm trong mỗi Chương trình Quản lý Môi trường. Theo ISO 14004 (Hướng dẫn tổng quan về các nguyên lý, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật cho EMS), KPI cần dựa trên các dữ liệu khách quan được tạo bởi các kỹ thuật đáng tin cậy, và được kiểm chứng bởi các thủ tục kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng. Một số KPI hay được sử dụng:

• Lượng nguyên liệu được sử dụng trên một đơn vị sản xuất; • Mức tiêu tốn năng lượng trên một đơn vị sản xuất;

• Mức thải chất gây ô nhiễm hay lượng chất thải được tính theo hàm lượng, hay tổng lượng chất thải trên ngày hay trên một đơn vị sản xuất;

• Lượng chất thải được xử lý trên một đơn vị nguyên liệu đầu vào;

• Tỷ lệ giảm tổng lượng chất thải hoặc từng loại chất thải cụ thể từ tất cả các lĩnh vực hoạt động hay từ mỗi lĩnh vực hoạt động riêng biệt của tổ chức;

• Số vụ tai nạn, rắc rối hay những thất bại xít sao trong một khoảng thời gian nhất định;

• Diện tích đất dành riêng cho động vật hoang dã, giải trí, hay các giá trị sinh học khác;

• Số lượng cây thuộc nhiều loài khác nhau được trồng để tái tạo rừng;

• Số lượng loài động vật hoang dã hay cá sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các chất thải từ nhà máy;

• Số lần trong năm không tuân thủ luật pháp và quy định;

• Số nhân viên được đào tạo đầy đủ, với khả năng nhận thức tốt về các vấn đề môi trường.

Tóm tắt các điểm cơ bản

EMP là các kế hoạch hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu;

EMP định rõ trách nhiệm, lịch trình, và các nguồn lực cần thiết (tức là ai thực hiện, thực hiện như thế nào, bao giờ);

dụng để giám sát tiến độ của EMP hướng tới đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu;

EMP phải được chỉnh sửa thường xuyên và được cập nhật để phản ánh được tình trạng hiện thời.

Một phần của tài liệu Lý thuyết chung về quản lý bảo vệ môi trường (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)