CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM ĐỘNG CƠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lắp đặt bộ phận làm mát dầu cho sa bàn khảo nghiệm động cơ sử dụng nhiên liệu từ hạt Jatropha (Trang 31 - 32)

NGHIỆM ĐỘNG CƠ

2.1. Tổng quan về khảo nghiệm động cơ đốt trong2.1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung 2.1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung

2.1.1.1. Định nghĩa

Khảo nghiệm động cơ là phương pháp dùng để kiểm tra và nghiên cứu động cơ đốt trong, để xác định các thông số cơ bản của động cơ, từ đó điều chỉnh sao cho động cơ có độ tin cậy làm việc và tuổi bền đạt mức cao nhất.

2.1.1.2. Yêu cầu chung.

Khảo nghiệm cần phải tiến hành cho từng động cơ với mục đích kiểm tra các thông số cơ bản và chất lượng lắp ráp của động cơ. Khảo nghiệm phải tiến hành khi nghiệm thu lần cuối.

Các động cơ phải được khảo nghiệm định kỳ để kiểm tra các thông số, độ tin cậy làm việc và độ bền cũng như để kiểm tra tính ổn định của động cơ.

Khảo nghiệm phải được tiến hành trong các điều kiện kỹ thuật cho phép.

2.1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu động cơ đốt trong.

2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu động cơ đốt trong.

Với trình độ hiểu biết hiện nay, chúng ta chưa có khả năng xác định một cách chính xác những tính chất đặc trưng và công dụng thực tế của động cơ đốt trong bằng con đường tính toán lý thuyết. Bởi vậy, nghiên cứu động cơ đốt trong vẫn là một công việc cần thiết nhằm mục đích kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các thông số của động cơ, trên cơ sở đó có thể rút ra kết luận về khả năng và phương hướng hoàn thiện nó.

2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu động cơ đốt trong.1. Nghiên cứu kiểm tra. 1. Nghiên cứu kiểm tra.

Kiểm tra các thông số cơ bản và chất lượng lắp ráp của động cơ sau khi chế tạo hoặc sữa chữa động cơ. Có hai loại nghiên cứu kiểm tra đó là : “ kiểm tra sản xuất và kiểm tra định kỳ ”. Cụ thể như sau :

Kiểm tra sản xuất được tiến hành cho các động cơ trước khi xuất xưởng, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc nghiệm thu hay loại bỏ một động cơ cụ thể.

Kiểm tra định kỳ được tiến hành cho động cơ chọn từ dây chuyền sản xuất một cách ngẫu nhiên. Mục đích kiểm tra định kỳ là kiểm tra tính ổn định của sản xuất, kết quả kiểm tra định kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng dây chuyền công nghệ đang được áp dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, lắp đặt bộ phận làm mát dầu cho sa bàn khảo nghiệm động cơ sử dụng nhiên liệu từ hạt Jatropha (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w