- Đối với cán bộ nhân viên trong bệnh viện
4.3.2. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải bệnh viện
a.Phân loại tại nguồn
Hàng ngày, chất thải y tế được thu gom, vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện. Tại đây chất thải được các công nhân môi trường phân loại theo từng loại chất thải rồi sau đó chuyển đến bãi chứa rác theo quy định của bệnh viện. Công tác phân loại tại nguồn nhằm tăng hiệu quả thu gom và giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình vận chuyển rác thải. Sơ đồ quy trình phân loại được mô tả ở hình 4.8.
Hình 4.8. Sơ đồ phân loại chất thải tại nguồn của bệnh viện
Với tiêu chí phân loại như trên, rác thải y tế tại bệnh viện được tách thành những loại khác nhau và được chứa trong những thùng rác có đặc điểm hình dạng khác nhau. Các loại rác thải được phân loại được thể hiện qua bảng 4.9. Rác thải bệnh viện Chất thải lây nhiễm Chất thải thông thường Chất thải tái chế Chất thải lây nhiễm sắc nhọn Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
Bảng 4.9. Phân loại và đặc điểm vật dụng chứa rác tại nguồn Loại chất thải Phương tiện
thu gom
Chú ý
I. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
- Kim tiêm (có hoặc không kèm bơm tiêm
- Kim bướm
- Lưỡi dao (dao mổ, dao cạo) - Kim chọc thăm dò
- Pi pet, ống mao dẫn, lam kính
- Ông xét nghiệm thủy tinh
- Thùng màu vàng, làm bằng chất liệu chống xuyên thủng. - Không để chất thải quá 3/4 thùng - Không để lẫn các chất thải khác
- Vận chuyển, lưu giữ bằng xe, thùng màu vàng
II. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
- Chất thải phát sinh từ buồng cách ly
- Bộ dây truyền máu, truyền plasma (bao gồm cả túi đựng máu và plasma)
- Bông, băng, giẻ thấm máu/dịch cơ thể
- Găng y tế sau khi thấm máu dịch - Ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông tĩnh mạnh bằng nhựa - Các loại ống dẫn lưu - Vật liệu thải bỏ khác có dính máu và dich cơ thể của người bênh. - Thùng/túi nilon màu vàng - Thùng có đạp chân để mở nắp, nắp thùng luôn đậy kín - Không để chất thải quá 3/4 thùng -Không để lẫn các chất thải khác
- Vận chuyển lưu giữ bằng xe, thùng màu vàng
- Vật dụng nuôi cấy, lưu giữ các tác nhân lây nhiễm và
- Thùng/túi nilon mau vàng
- Hấp tiệt khuẩn tại khoa xét nghiệm trước
những thiết bị sử dụng trong việc cấy chuyền, tiêm chủng hoặc các loại môi trường nuôi cấy.
- Thùng có đạp chân để mở nắp, nắp thùng luôn đạy kín
khi chuyển về nơi thu gom tập trung của BV - Vận chuyển, lưu giữ bằng xe, thùng màu vàng
III. Chất thải thông thường
- Bông, băng, giẻ lau không thấm máu
- Mũ, khẩu trang dùng một lần - Ống thông dạ dày
- Lá cây
- Đồ ăn thức uống thừa
Thùng/túi nilon màu xanh - Thùng có đạp chân để mở nắp, nắp thùng luôn đậy kín
IV. Chất thải tái chế
- Chai/can nhựa đựng NaCl 0,9%, glucose, natri
bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phan tử và các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại
- Lọ thủy tinh không vỡ, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy không dính các thành phần nguy hại. - Thùng/túi màu trắng - Thùng có đạp chân để mở nắp, nắp thùng luôn đậy kín. - Không để chất thải quá ¾ thùng /túi - Không để lẫn các chất thải khác - Vận chuyển,lưu giữ bằng xe, thùng màu xanh
Qua bảng 4.6 ta thấy hoạt động phân loại của bệnh viện rất tốt, các phương tiện thu gom đảm bảo an toàn cho những người công nhân thu gom rác và đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải được phân loại rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải.
Công tác thu gom được thực hiện hàng ngày và thực hiện bởi các hộ lý của các khoa phòng thu gom lại rồi tập trung ra đầu khoa phòng mình và được các nhân viên thu gom về nơi lưu giữ.
Khối lượng rác thải bình quân của bệnh viện Hà Đông trong một năm là khoảng 196 tấn/ năm. Như vậy, trung bình mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 540 kg rác thải các loại. Trong đó, có 10 – 15 % là chất thải nguy hại. Hàng ngày công tác thu gom được thực hiện bởi các hộ lý của các khoa phòng thu gom lại rồi tập trung ra đầu khoa phòng mình sau đó các công nhân vệ sinh môi trường vận chuyển chất thải về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện.
Công tác vận chuyển rác thải trong bệnh viện được dùng bằng 2 lọai xe đẩy có mã số màu quy định khác nhau xe đẩy màu vàng có nắp đậy kín là vận chuyển rác thải nguy hại, còn xe đẩy màu xanh dùng để vận chuyển rác thải sinh hoạt. Qua khảo sát thực tế cho thấy, bệnh viện đa khoa Hà Đông có tất cả 3 xe đẩy trong đó có 1 xe vận chuyển rác thải nguy hại và 2 xe vận chuyển rác thải thông thường.
Như vậy, có thể thấy, quá trình thu gom và vận chuyển rác thải y tế tại bệnh viện được cán bộ thực hiện theo đúng quy định. Có 2 xe đẩy đi thu gom rác thải sinh hoạt và 1 xe đẩy màu vàng có nắp đậy kín đi thu gom rác thải nguy hại từ các khoa. Chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được bỏ vào 2 thùng có mã số, màu sắc và biểu tượng khác nhau: xe mầu vàng vận chuyển chất thải lây nhiễm và các chất thải khác và mầu xanh vận chuyển chất thải thông thường và tái chế.
Quãng đường vận chuyển rác từ nơi phát sinh rác thải tới nơi lưu giữ rác thải xa nhất khoảng chừng 1000m và gần nhất là 30m. Việc vận chuyển rác thải được thực hiện bởi 4 nhân viên thu gom rác thải thông thường từ các khoa và khuôn viên bệnh viện và 1 nhân viên đi thu gom rác thải nguy hại từ đầu của các khoa phòng.
Thời gian vận chuyển chất thải hàng ngày là : Từ 10h -11h30 và 16h – 17h và khi cần. Trung bình 1 ngày. Khối lượng vận chuyển trung bình 1 ngày
khoảng hơn 550kg/ngày. Việc vận chuyển rác thải với khung giờ như vậy vẫn chưa hợp lý vì vẫn còn 1 lượng rác thải để qua đêm vì tới 10h sáng hôm sau mới vận chuyển.
Công việc thu gom và vận chuyển chất thải của bệnh viện được thể hiện qua hình 4.9.
Hình 4.9. Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác của bệnh viện
c. Lưu giữ và xử lý chất thải
Rác thải được thu gom hàng ngày về nơi tập chung rác của bệnh viện và trung bình 3 ngày chất thải được vận chuyển từ nơi lưu giữ chất thải về nơi xử lý chất thải của thành phố bằng 2 xe chuyên dụng theo hợp đồng của bệnh viện với công ty vệ sinh môi trường đô thị có chức năng xử lý chất thải 1 xe chở chất thải thông thường và 1 xe chở rác thải nguy hại. không tổ chức đốt chất thải tại bệnh viện. Trong trường hợp tăng đột xuất khối lượng chất thải
Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn- Sóc Sơn Rác sinh hoạt trong bệnh viện Rác từ khu khám chữa bệnh Thùng xanh Thùng xanh Thùng vàng Nơi lưu giữ rác
khoa KSNK có trách nhiệm liên hệ kịp thời với Công ty môi trường đô thị để chuyển chất thải đi tiêu hủy. Tại bệnh viện thì khu lưu giữ rác thải y tể nguy hại đã có mái che nhưng ở phần lưu giữ rác thải thông thường không có mái che nên việc để 3 ngày ở khu lưu giữ đã ảnh hưởng tới môi trường.
Như vậy công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác thải của bệnh viện vẫn chưa hợp lý. Với công tác phân loại thì bệnh viện đã thực hiện rất tốt nhưng việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác thải vẫn còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.