- Đối với cán bộ nhân viên trong bệnh viện
4.3.1. Mô hình tổ chức quản lý rác thải của bệnh viện
Hình 4.7. Mô hình tổ chức quản lý chất thải BV
Trong hình 4.7 cho thấy, trách nhiệm của mỗi thành viên trong bệnh TP.KHTH
Hộ lý và nhân viên thu gom Khoa Chống nhiễm khuẩn Khoa dược, X quang Các T.khoa TP. Hành chính NV cấp cứu TP. Điều dưỡng GIÁM ĐỐC BV
Giám đốc BV
- Thành lập ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch quản lý chất thải toàn viện. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên, các nhân viên lâm sàng và cận lâm sàng trong công tác quản lý chất thải.
- Bổ nhiệm cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải là trưởng khoa chống nhiễm khuẩn.
- Phân bố đủ kinh phí và nhân lực đảm bảo hoạt động quản lý chất thải hiệu quả.
- Đảm bảo đào tạo, huấn luyện đầy đủ các nhân viên tham gia công tác thu gom và vận chuyển chất thải.
Khoa chống nhiễm khuẩn
Chịu trách nhiệm giám sát điều hành hoạt động của hệ thống quản lý chất thải và trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện.
Các trưởng khoa
- Chịu trách nhiệm về giám sát việc phân loại, bảo quản chất thải phát sinh trong khoa.
- Đảm bảo mọi nhân viên trong khoa biết được các quy định, quy trình về phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải.
Trưởng phòng điều dưỡng
Phối hợp với trưởng khoa chống nhiễm khuẩn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, huấn luyện cho nhân viên điều dưỡng, hộ lý, nhân viên mới vào bệnh viện về các kỹ thuật, quy định phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải.
Hộ lý các khoa
- Đặt các thùng chứa chất thải kèm theo túi nilon tại các vị trí quy định. Buộc túi nilon khi chất thải đến mức 2/3 túi.
- Tập chung chất thải từ buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng chứa chất thải chung của khoa.
- Thu gom chất thải rơi vãi (nếu có) vào thùng quy định, cọ rửa thùng đựng chất thải.
Nhân viên thu gom chất thải bệnh viện
Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa tới nơi lưu giữ chất thải chung của bệnh viện.