a. Sử dụng CV để tạo đường cong
Có thể đặt các CV để tạo ra đường cong. Các CV không phải là các điểm nằm trên đường cong nhưng có vai trò chỉ ra hình dạng của đường cong .
Lưu ý: số bậc của đường cong bằng số CV trừ 1. Ví dụ như một đường cong bậc 5 thì cần có 6 CV để tạo ra nó.Số. Bậc của đường cong càng cao thì độ trơn của đường cong càng tốt nhưng độ phức tạp càng tăng
b. Sử dụng EP để tạo đường cong
EP là điểm nằm trên đường cong. Tuy vẽ trực tiếp từ điểm nằm trên đường cong nhưng từ đó vẫn phải tính toán để tìm ra CV và hull. Khi biên tập đường cong, các tính toán vẫn dựa vào phần khung này. Mặt khác làm việc với CV tốt hơn và dễ dàng hơn rất nhiều so với làm việc trên EP.
c. Vẽ cung tròn
Có hai cách để vẽ một cung tròn:
- Input (A,B) -> Output ( O, r) với A, B là hai điểm đầu cuối, r là bán kính - Input (A,M,P)-> Output(O,r): Xác định input là 3 điểm đầu, cuối và đỉnh của cung tròn, từ đó tính toán tâm, bán kính.
Các đường cong được vẽ có thể lên tới 180 độ. Tuy nhiên không thể tạo ra được một đường tròn khi sử dụng công cụ tạo đường cong. Bởi vì hai điểm đầu cuối của đường tròn là cùng một vị trí. Trong khi đó, vẽ cung tròn không cho bất kì hai điểm nào
có cùng toạ độ một cách chính xác. Để tạo ra đường tròn, các phần mềm đều có các tool hoặc action riêng.
Hình 2.10: Hai cách vẽ cung tròn
d. Tạo đường cong từ các đường các đường cong khác
- Fit-Bspline: 1 node được tạo ra với input là một đường cong bậc 3 và output là đường cong bậc 1. Cách này hay sử dụng khi sử dụng lại các đường cong, surface hoặc là các dữ liệu được số hoá từ các sản phẩm khác mà có các đường cong bậc 1.
Các thuộc tính cần phải chú ý:
Sai số khi chuyển đổi. Thường sai số là 0.1 cm
Đường cong input: là đường cong kiểu NURBS.
Đường cong ouput: là đường cong kiểu NURBS.
- Sao chép đường cong:
Có thể tạo ra một đường cong từ một đường cong khác bằng cách sao chép (Duplicate).
Có hai cách để sao chép: Một là bản sao và bản chính ở cùng một ví trí và hai là bản sao cách bản chính một khoảng nào đó. Cách thứ hai được gọi là Offset.
Sao chép đường cong hay sử dụng để tạo các bề mặt có tính cân xứng, có các chi tiết lặp đi lặp lại. Ví dụ: tạo 3 đường cong song song với nhau cách nhau 1 khoảng. Sau đó sử dụng phép Loft để tạo một surface (hình 2.11)
Hình 2.11: Offset sử dụng trong phép Loft