Thuyết minh sơ đồ nguyên lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI CHO ĐỐI TƯỢNG CÓ ĐẶC TÍNH CỰC TRỊ (Trang 95 - 96)

Trên sơ đồ nguyên lý bộ tạo thời gian trễ dùng vi mạch 555 và bộ chia 10 dùng vi mạch 4017, ở đầu ra 12 của 4017 là các xung nhịp chữ nhật có chu kỳ T = 2(s) được đưa đến chân CP1 (3) của bộ phân phối 4 bước, ở các sườn dương của xung nhịp sẽ làm cho các đầu ra của 4001 lần lượt thay đổi trạng thái, ở các đầu ra I, II, III, IV của 4001 thứ tự có các tín hiệu theo chu kỳ 1000, 0100, 0010, 0001, 1000 ... Giả sử khi đầu I có tín hiệu 1, cực điều khiển 13 của 4066 có mức cao làm SW1,2 đóng, tín hiệu (nhiệt độ) điện áp Uy1 được nạp vào bộ ghi nhớ 1 (tụ C5), giá trị điện áp này chính là giá trị đầu của một bước, đây là bước 1. Ở sườn dương của xung nhịp thứ 2, bộ phân phối ở trạng thái 0100, đầu ra II ở mức cao không cấp tín hiệu, thời gian này chính là thời gian trễ để nhiệt độ ở trong lò có đủ thời gian tăng hoặc giảm, đây là bước thứ 2. Ở sườn dương của xung nhịp thứ 3, đầu ra III có tín hiệu và được đưa đến cực điều khiển số 5 của 4066, SW3,4 đóng, bộ ghi nhớ 2 (tụ C6) được nạp giá trị điện áp Uy2, giá trị điện áp này là giá trị điện áp cuối một bước, đây là bước 3, Ở xung nhịp thứ 4 đầu ra IV có mức điện áp cao các cực 6, 12, của 4066 có điện làm SW8,9 & SW10,11 đóng hai tín hiệu Uy1 & Uy2 được đưa vào khâu so sánh, tuỳ theo dấu và độ lớn của yk = Uy2 – Uy1 mà khối logic điều khiển động cơ mở, đóng hoặc không làm việc van gió, xung nhịp đưa vào khối logic là tín hiệu lấy từ đầu số IV của bộ phát lệnh.

Nếu: yk > c > 0 thì khối logic điều khiển động cơ dịch chuyển van gió một góc x theo chiều mở van.

Nếu: yk = Uyk+1 - Uyk < - c thì khối logic phát lệnh tới mạch điều chỉnh điều khiển động cơ chấp hành quay ngược dịch chuyển van một góc x theo chiều đóng bớt van gió.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu: c - < yk = Uyk+1 - Uyk < c thì khối logic không tác động, mạch logic không tác động, động cơ không quay (do chọn sensor và bộ khuếch đại như phần trên ứng với mức ngưỡng c = 0.05v tương ứng với 20o

C) chu kỳ tiếp theo lại tiếp tục lặp lại từ bước 1, trình tự như trên chính là quá trình tìm cực trị (cực đại của ngọn lửa). Khi hệ tìm được cực trị thì khối logic không tác động ngắt tín hiệu dịch bước và duy trì cực trị trong vùng không nhạy của nó còn bộ tìm bước chỉ làm nhiệm vụ ghi lại các giá trị nhiệt độ dưới dạng điện áp, so sánh để kiểm soát chế độ làm việc của hệ

Trong quá trình làm việc do ảnh hưởng nhiễu của phụ tải, khối logic điều khiển duy trì hệ làm việc ở vùng cực trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI CHO ĐỐI TƯỢNG CÓ ĐẶC TÍNH CỰC TRỊ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)