Các muối sắt thường được sử dụng là: FeCl3, FeClSO4, FeSO4, khi đưa Fe3+
vào nước lập tức xảy ra quá trình thủy phân tạo ra các phức chất mang điện tích dương như (ở pH < 8) Fe(OH)2+, Fe(OH)2+, Fe(OH)3 và một số dime, polymer tích điện dương. Vì vậy, ngoài sự kết tủa còn xảy ra sự hấp phụ hydroxit sắt tạo thành.
Các kết tủa của phosphat sắt hình thành thường ở dạng gen và hiếm khi có thành phần ổn định. Trong điều kiện pH thấp sẽ xuất hiện các kết tủa thiếu sắt (hàm lượng Fe < thành phần theo tỷ lượng). Quá trình cân bằng đạt từ từ ở pH > 5,5 và pH đo được sẽ trải qua một thời gian biến động cao. Trong môi trường trung tính và bazơ các ion OH- có ái lực với Fe lớn hơn so với PO43-.
Fe(PO4)n + mOH- Fe(OH)m(PO4)n-m/3 + m/3 PO43- (18) Quá trình này PO43- của OH – có thể quan sát được sự thay đổi màu sắc kết tủa từ trắng sang vàng. Kết tủa màu vàng khi dung dịch Fe3+tinh khiết. Nếu dung dịch kém tinh khiết thì kết tủa sẽ chuyển sang màu đỏ. Quá trình giảm độ tinh khiết là do Fe3+trong dung dịch không ngừng bị thủy phân dẫn đến sự hình thành các phức bị thủy phân và cuối cùng tạo thành kết tủa Fe(OH)3.
Tại một giá trị pH không đổi có kết tủa hoàn toàn phosphat với tỉ số mol Fe3+/P từ 1,4 – 1,6. Nếu tỷ số Fe3+/P tăng thì lượng Fe(OH)3 cũng tăng nhưng hợp chất của phosphat vẫn có thành phần không thay đổi. Ở tỷ lệ Fe3+/P xấp xỉ 1,22 và 1,23 có sự hình thành phosphat bazơ dạng Fe(OH)2H2PO4.
* Nhược điểm của phương pháp :
- Đưa vào nước những anion của muối
- Khi dùng dư muối sắt sẽ làm giảm pH của nước thải do phản ứng thủy phân của chúng giải phóng ra H+.