Hiện tượng phú dưỡng

Một phần của tài liệu xử lý phospho trong nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp sinh học (Trang 29 - 31)

Phú dưỡng hóa (eutrophication) là việc gia tăng nồng độ của các chất dinh dưỡng đến mức tạo ra sự phát triển bùng nổ các loại tảo, rong trong môi trường nước. Quá trình phú dưỡng hóa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực phẩm của hệ sinh thái nước.

Trong nước, tảo sử dụng cacbon dioxit, nitơ vô cơ, orthophosphat và các chất dinh dưỡng khác với lượng vết để phát triển. Tảo lại là thức ăn của động vật phù du (zooplankton). Một số lớn cá nhỏ ăn động vật phù du và rong tảo, một số loại cá lớn lại ăn cá nhỏ. Như vậy năng suất của dây chuyền thực phẩm lại phụ thuộc vào lượng N và P. Khi nồng độ N và P cao, rong tảo phát triển mạnh tạo ra khối lượng lớn đến mức các loài động vật phù du không thể tiêu thụ hết, dẫn đến làm đục nước. Đặc biệt trong nguồn nước tù (ao, đầm) có thể tạo ra nước chứa đầy tảo như nước xúp. Việc phân hủy tảo sẽ tạo ra mùi và tạo ra những chất cặn lắng, gây giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó gây cản trở việc phát triển hầu hết các loài cá. Trong điều kiện đó thì chỉ có một số loài cá dữ mới có thể sống được.

Với mật độ rong tảo cao, chất lượng nước sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến mỹ quan.

Các vùng nước tù, đặc biệt là kênh rạch, các ao hồ ở Hà Nội, ở đồng bằng sông Cữu Long, đồng bằng sông Hồng, những khu vực trong thành phố Hồ Chí Minh, . . . hiện nay đang bị phú dưỡng hóa nặng với biểu hiện của sự phát triển mạnh của các loài tảo, bèo, . . .

Tảo xanh Cá đơn (loại ăn động vật) Nitơ và phospho Cá nhỏ (loại ăn cỏ) Động vật phù du Dây chuyền thực phẩm bình thường Dư thừa Nitơ và phospho Bùng nổ tảo xanh - lục Động vật phù du Cá ăn thịt Gia tăng sinh khối tảo Phát triển cỏ,lau

sậy ven bờ

Hình 3 : Tác động của sự phú dưỡng đến dây chuyền thực phẩm trong hệ sinh thái nước

Nước

Một phần của tài liệu xử lý phospho trong nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp sinh học (Trang 29 - 31)