Về mặt nhận thức của cộng đồng

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu xử lý rác thải quận tân Phú (Trang 50 - 54)

Công tác vậ động tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn cần được xây dựng kế hoạch một cách lâu dài và phải được sự tham gia của các sở, ban ngành

và phải theo dõi thường xuyên. Do đó, công tác tuyên truyền vận động cần chú trọng vào một số nội dung sau :

− Xây dựng đội nhóm chuyên trách về truyền thông môi trường, nhóm này sẽ được trang bị các kỹ năng về công tác truyền thông môi trường (kết hợp với Đoàn, Hội thanh niên là tốt nhất).

− Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo địa phương, cụ thể là trong từng khu phố, tổ dân cư nhằm tạo điều kiện cho nhóm truyền thông thực hiện các hoạt động tuyên truyền của mình.

− Có những biện pháp tuyên truyền thích hợp đối với mọi đối tượng khác nhau như : người già, thành niên, trung niên, học sinh.

− Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến rộng rãi đến các người dân không có điều kiện tiếp xúc với nhóm tuyên truyền.

− Công việc của nhóm tuyên truyền phải làm thường xuyên, có lịch sinh hoạt định kỳ để đánh giá tổng kết những gì đã làm được hay những khó khăn gặp phải để từ đó có ý kiến trao đổi với các nhà quản lý. Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, tự mãn. Bên cạnh đó, cũng cần có những khen thưởng đối với những thành công của nhóm tuyên truyền.

2.2 Các giải pháp về tái chế và xử lý a. Biện pháp xử lý a. Biện pháp xử lý

Biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh, bên cạnh đó là thiêu đốt các chất thải y tế nguy hại . Tuy nhiên, chung ta cần phải phát triển thêm một số công nghệ mới về xử lý, đó là sản xuất phân Composting.

Công nghệ sản xuất phân Composting

Bản chất của quá trình này là sử dụng khả năng sinh sống của vi sinh vật hiếu khí phân giải rác hữu cơ dễ bị phân huỷ thành mùn bã hữu cơ và sinh khối vi sinh vật(VSV). Các mùn bã hữu cơ và sinh khối VSV sẽ được tách ra, pha trộn với NPK sau đó tinh chế thành phân hữu cơ. Phần còn lại bao gồm các rác vô cơ và

hữu cơ khó phân huỷ sẽ được mang đi chôn lấp. Quá trình công nghệ này diễn ra trong hai giai đoạn :

Giai đoạn I : Giai đoạn phân huỷ diệp lục (mesophyllic). Nó thích hợp ở nhiệt độ dưới 40oC và vi khuẩn mesophyllic chiếm ưu thế. Hoạt động của VSV ở giai đoạn mesophyllic làm cho môi trường chuyển dần sang môi trường axit nhẹ.

Giai đoạn II : Giai đoạn này nhiệt độ tăng lên hơn 40oC, hỗn hợp phế thải bước sang phân giải nhiệt (thermophyllic), VSV mesophyllic chết hàng loạt và VSV phân giải nhiệt chiếm ưu thế. VSV thermophyllic hoạt động đã làm cho môi trường chuyển từ môi trường axit sang môi trường kiềm qua sự tạo ra amonia. Khi quá trình phân giải nhiệt gần đã kết thúc, hỗn hợp phế thải trở nên gần trung tính và biến thành chất dinh dưỡng (dạng đạm NO3-, NH4+, …).

Quá trình phân giải nhiệt tạo ra nhiệt độ trên 55oC, ở khoảng nhiệt độ này một số vi khuẩn độc hại trong hỗn hợp phế thải bị tiêu diệt. Đây cũng là một trong những ưu điểm của quy trình công nghệ này.

Để đảm bảo chắc chắn quá trình phân huỷ phế thải trải qua hai giai đoạn phân huỷ diệp lục và phân giải nhiệt, cần cung cấp đầy đủ không khí (oxy) và độ ẩm cho vi sinh vật.

b. Tái chế

Rác thải sinh hoạt hiện nay được phân ra thành 3 loại riêng biệt như phân trình bày ở trên. Sau đây là bảng trình bày về một số loại chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng.

Bảng 4.14 : Các loại chất thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng

STT Loại phế liệu

1 Lon nhôm, nhôm các loại 2 Nhựa các loại, túi nylon 3 Sắt vụn

4 Giấy báo, giấy tập, bìa carton 5 Nhớt cặn

6 Thuỷ tinh

7 Gang

8 Đồng

9 Cao su

Cũng như các đô thị khác trong cả nước, hoạt động thu và tái chế tại quận Tân Phú chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chính sau :

− Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình : sản xuất – lưu thông – tiêu dùng – lưu thông – sản xuất.

− Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào thị trường dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.

− Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong số một trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này để trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.

Tại quận Tân Phú hoạt động tái chế chỉ riêng lẻ chưa có hệ thống, chủ yếu vẫn mang tính tự phát và thành phần tham gia chỉ là những người sống bằng nghề nhặt rác và một số cơ sở tái chế vẫn ở quy mô nhỏ nên công nghệ còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Từ thực tế trên chúng ta cần phải quy hoạch một cách cụ thể sự lưu chuyển của các dòng tái chế rác thải trên địa bàn quận

nhằm phục vụ cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tốt hơn. Sơ đồ đề xuất quản lý các dòng lưu chuyển rác thải trên địa bàn quận Tân Phú :

Người thu gom phế liệu Người nhặt rác Người thu gom mua phế liệu Người mua phế liệu Cơ sở tái chế Người mua phế liệu Nguồn phát sinh rác Thu gom Vận chuyển Bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu xử lý rác thải quận tân Phú (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w