Quản lý hành chính

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu xử lý rác thải quận tân Phú (Trang 38 - 45)

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã có năm 1993 nhưng về quản lý CTR còn quá tổng quát, các luật lệ chưa đủ mạnh và cụ thể. Để quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng một cách hiệu quả thì trước hết phải xác định một chính sách cụ thể cho hệ thống quản lý hành chính và hệ thống quản lý kỹ thuật. Mục đích của việc quản lý hành chính về CTRSH là:

+ Giảm lượng rác chôn lấp.

+ Giảm chi phí Nhà nước bỏ ra để thu gom, xử lý CTRSH. + Nâng cao ý thức của người dân về CTRSH.

Để đạt được mục đích trên, ta có thể đề xuất một số giải pháp sau

Xây dựng mô hình quản lý hành chính hợp lý

Quận Tân Phú là quận mới thành lập và chưa có hệ thống quản lý CTR riêng nên việc xây dựng mô hình quản lý CTR mới sẽ có nhiều thuận lợi hơn những quận đã có hệ thống quản lý trước.

Hệ thống quản lý CTR hiện nay ở TP.HCM là mô hình do nhà nước quản lý có tư nhân tham gia dưới hình thức: các tổ chức, cá nhân tham gia thu gom và xử lý rác. Thành phần tư nhân sẽ nhanh chóng phát triển nếu được sự khuyến khích của Nhà nước.

Quận Tân Phú xây dựng hệ thống quản lý kết hợp giữa quản lý nhà nước với quản lý của tư nhân là hợp lý nhất. Hệ thống quản lý kết hợp giữa Nhà nước với tư nhân nhằm phát huy các điểm mạnh của từng thành phần và giảm thiểu các điểm yếu.

Mặt tích cực của hệ thống quản lý hành chính kết hợp:

• Dễ dàng triển khai các quy định và kỹ thuật mới về CTR trong đó có CTRSH.

• Thực hiện được quyền của người công nhân tham gia thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR ở các cấp.

• Giảm thiểu được bộ máy hành chính của Quận đối với công tác quản lý CTRSH.

• Phát huy được tiềm năng và tính năng động của các thành phần kinh tế.

• Tạo tính cạnh tranh trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR (sự cạnh tranh này không diễn ra quá gay gắt), tránh tình trạng độc quyền.

Ghi chú: : đóng góp tài chính

: quản lý hành chính, kỹ thuật

: quản lý hành chính và chi tài chính

Hình 4.7 Hệ thống quản lý CTR theo mô hình kết hợp Phân công trong mô hình hệ thống quản lý kết hợp:

Tư nhân sẽ đảm nhận toàn bộ công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển rác dưới sự giám sát của Công ty Dịch vụ Công ích quận Tân Phú. Công tác xử lý

UBND TP.HCM Sở TNMT Công ty MT Đô thị Công ty Dịch vụ Công ích quận Tân Phú Công ty tư nhân xử lý CTR

Công ty tư nhân trung chuyển, vận chuyển rác Nghiệp đoàn rác dân lập. Bãi chôn lấp UBND Quận Tân Phú UBND phường Hộ dân

rác cũng do tư nhân đảm nhận nhưng dưới sự giám sát của Công ty Môi trường đô thị TP.HCM. Trong công tác xử lý CTR, Nhà nước quản lý việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp vì có liên quan đến quỹ đất quốc gia.

- UBND Quận Tân Phú có trách nhiệm:

+ Tổ chức đấu thầu cho các công ty tư nhân để chọn ra công ty đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và trung chuyển rác từ các bô, điểm hẹn đến bãi chôn lấp.

+ Chi tài chính cho Công ty Dịch vụ Công ích quận Tân Phú để công ty này chi trả cho Công ty tư nhân vận chuyển, trung chuyển rác và các nghiệp đoàn rác dân lập.

+ Tổ chức huấn luyện cán bộ môi trường.

+ Tuyên truyền cho người dân những quy định về CTRSH cũng như tác hại của CTRSH đến môi trường. Nâng cao ý thức của người dân về CTR.

- UBND Phường chịu sự quản lý của UBND Quận, có trách nhiệm:

+ Theo dõi công tác thu gom rác tại các hộ gia đình và tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về CTRSH.

+ Thu phí thu gom rác từ các hộ gia đình nộp lại cho UBND quận Tân Phú. - Công ty Dịch vụ Công ích quận Tân Phú có nhiệm vụ giám sát các nghiệp đoàn rác dân lập và Công ty tư nhân trung chuyển, vận chuyển rác. Đồng thời Công ty Dịch Vụ Công ích quận Tân Phú chi tài chánh cho Công ty tư nhân trung chuyển, vận chuyển rác để Công ty này thực hiện chuyển rác từ điểm hẹn, trạm trung chuyển lên bãi chôn lấp và các nghiệp đoàn rác dân lập.

- Các nghiệp đoàn rác dân lập nhận tiền từ các hộ gia đình đóng góp cho việc thu gom rác và dưới sự quản lý của Công ty Dịch vụ Công ích Quận Tân Phú. Các nghiệp đoàn này có trách nhiệm thu gom rác tại các hộ gia đình.

- Thực hiện các quy định về CTRSH và đóng góp phí thu gom cho nghiệp đoàn rác dân lập tiến hành thu gom.

Chất lượng vệ sinh nghiệm thu theo quy định của Sở TNMT.

Đề xuất các giải pháp về mặt hành chính:

Thành lập các nghiệp đoàn rác dân lập cho từng phường của quận Tân Phú

- Lợi ích của việc tổ chức các nghiệp đoàn rác dân lập:

+ Quản lý được lực lượng thu gom rác dân lập. Quản lý tốt lực lượng thu gom dân lập sẽ tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân thu gom dân lập tự ý chuyển nhượng khu vực thu gom và kiểm soát được khối lượng rác phát sinh.

+ Tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp. - Quyền và trách nhiệm của các nghiệp đoàn rác dân lập:

+ Các nghiệp đoàn rác dân lập có quyền tham gia đấu thầu công tác thu gom rác.

+Trách nhiệm: các nghiệp đoàn phải thực hiện thu gom đúng hợp đồng đã ký.

- Các cá nhân, tổ chức thu gom rác không tham gia nghiệp đoàn sẽ bị xử phạt. Hình thức xử phạt: tịch thu phương tiện thu gom và phạt hành chính.

Hệ thống quản lý CTR Quận nên kết hợp cùng với các chương trình, dự án CTR khác nhau của thành phố nhằm nâng cao hiệu quả quản lý :như chương trình phân loại rác tại nguồn:

Để nâng cao ý thức của người dân đối với môi trường, các biện pháp kinh tế nên được áp dụng trong quản lý CTR như: tính phí rác thải theo túi rác:

Theo chương trình phân loại rác tại nguồn của TP.HCM thì tại hộ gia đình sẽ có 2 túi rác màu khác nhau, còn các văn phòng, trường học, siêu thị… sẽ có số lượng túi nhiều hơn. Quận phát hành túi rác có dán tem. Lực lượng thu gom chỉ thu gom những túi có dán tem còn những túi không có tem sẽ không được thu gom.

Do điều kiện sống của người dân trong Quận chưa cao và thu nhập đầu người chưa cao nên trong thời gian đầu Quận phát miễn phí số túi rác có tem. Quận sẽ

phát túi rác có tem miễn phí trong thời gian 2 tháng để người dân trong Quận quen với việc sử dụng túi rác. Sau thời gian này, Quận sẽ bán túi rác có tem với giá thấp. Mức giá đề xuất là: 500đồng/túi. Thời gian bán túi rác với giá rẻ kéo dài 6 tháng. Sau giai đoạn này sẽ bán túi rác với giá đúng: 1000đồng/túi.

Tính phí theo cách này sẽ có lợi cho gia đình có cụ già, gia đình ít bỏ những rác không tái chế được. Tính phí theo túi rác có tem khuyến khích tất cả mọi người thải ít rác và tăng cường sử dụng những đồ cũ.

Để có thể thực hiện tốt chương trình này, Quận phải có kế hoạch kiểm soát và xử phạt để tránh tình trạng người dân sợ tốn tiền nên vứt rác bừa bãi.

- Tổ chức những buổi kiểm tra túi rác tại điểm hẹn, bô. Từ đây có thể tính lượng rác không bỏ trong túi có tem.

- Tiến hành xử phạt hành chính những trường hợp vứt rác bừa bãi. Mức phạt đề xuất:phạt 100.000 đồng/lần vứt bừa bãi.

Cán bộ môi trường có trách nhiệm thực hiện kiểm tra số lượng túi rác có tem. Cán bô môi trường có quyền lập biên bản và xử phạt hành chính những trường hợp vứt rác bừa bãi.

Nâng cao nhận thức của người dân

Phải thường xuyên nâng cao ý thức của người dân trong Quận về việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm của người dân về CTR nói chung và CTRSH nói riêng.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như các chương trình truyền hình, phát thanh, các báo, các chương trình văn nghệ…sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân.

- Tổ chức các buổi nói chuyện giữa cán bộ môi trường với người dân để giải đáp các câu hỏi của người dân xung quanh vấn đề CTRSH. Qua đó, cán bộ môi trường sẽ nắm được tình hình thực hiện các chính sách, kế hoạch quản lý

CTRSH và biết được khả năng nhận thức của người dân để có kế hoạch tuyên truyền phù hợp.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng hộ gia đình vận động người dân thực hiện các quy định về Bảo vệ môi trường, quy định thải bỏ CTRSH.

- Thường tổ chức những buổi quét, làm vệ sinh khu phố.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân thông qua những buổi sinh hoạt thường kỳ của tổ dân phố, của các cơ sở. Tổ chức các phong trào thi đua giữa các tổ, nhóm…tạo thói quen mới. Xây dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân.

- Tại các bản tin của cơ quan, trường học, khu phố… nên có những thông tin về CTRSH như: mở hộp thư môi trường với nhiều chuyên đề khác nhau trong đó có chuyên đề về CTRSH.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm thu hút sự chú ý của những người dân chưa quan tâm nhiều về CTR…

- Tổ chức các buổi nói chuyện về tác hại của CTR đối với sức khoẻ con người, môi trường sống nếu không được thu gom, xử lý hợp lý. Nhất là việc người dân bỏ rác trực tiếp xuống kênh, rạch.

- Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản các tài liệu tuyên truyền về CTR nói chung và CTRSH nói riêng. Phổ biến cách sâu rộng các tài liệu tuyên truyền sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương.

-Đưa giáo dục môi trường vào các trường mầm non, trung học cơ sở, phổ thông trên địa bàn Quận và tổ chức giảng dạy như một môn học bắt buộc.

Khen thưởng, xử phạt

Quận tổ chức những buổi tuyên dương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt quy định về CTRSH, có đóng góp tích cực cho công tác quản lý CTRSH.

Khen thưởng những người tố cáo cá nhân, tổ chức vi phạm quy định việc bỏ, vận chuyển rác. Hình thức khen thưởng có thể là tuyên dương, đồng thời nên có

khen thưởng về mặt tài chính. Có như vậy mới khuyến khích người dân tích cực thực hiện tốt nhũng quy định cũng như tố cáo các hành vi sai phạm.

Xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về CTR. Hình thức xử phạt: xử phạt hành chính và sẽ truy tố trước pháp luật nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng.

Mức xử phạt đề xuất:

• Vứt rác nơi công cộng: 50.000 đồng/lần và phải nhặt rác bỏ vào thùng, tham gia 1 ngày quét rác trên địa bàn Quận.

• Vứt rác xuống dòng nước: 60.000 đồng/lần và phải nhặt lại rác đã thải bỏ.

• Cơ quan, trường học không thực hiện tốt việc tồn trữ rác, rác bốc mùi hôi ảnh hưởng người dân trong khu vực phạt: 200.000 đồng và cắt khen thưởng.

Nếu các cá nhân, tổ chức đã bị phạt nhiều lần nhưng không thực hiện tốt sẽ bị mức phạt nặng hơn.

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu xử lý rác thải quận tân Phú (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w