xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
3.3.1. Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp:
Điểm khác cơ bản nhất là cách kế toán TK 621 và cách kế toán đối với những chi phí liên quan đến nguyên liệu trong sản xuất cùng với những tên gọi chi phí.
Để tìm hiểu ưu điểm và khuyết điểm trong cách hạch toán này cần kết hợp với phần trích của TK 154 về chi phí nguyên liệu ở trang bên.
Nhìn vào phần trích này có thể thấy: Ưu điểm:
- Số liệu rõ ràng và tạo được cái nhìn bao quát về chi phí nguyên liệu của từng tổ trong bộ phận sản xuất (số dư đầu kỳ, số nhập trong kỳ, số sử dụng, số thừa, số thiếu, ... ) ngay trong chính TK 154.
- Tạo sự tiện lợi trong việc theo dõi những khoản chi phí vốn rất nhiều này, vì khi muốn tìm hiểu khái quát giá thành sản phẩm thì có thể nhìn vào TK 154 là đã biết được con số chi phí nguyên liệu trực tiếp được dùng để tính giá thành.
Khuyết điểm:
- Một số tên gọi tài khoản trong TK 154 lại khác với tên gọi của số liệu tương ứng trong Bảng cân đối nguyên liệu ở 4 tổ, điều này rất dễ gây hiểu nhầm và làm rối số liệu đối với những ai mới tìm hiểu về lĩnh vực này, chắc chỉ có nhân viên những bộ phận có liên quan mới hiểu được.
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi phí.
Diễn giải Trong TK 154 Phần “xuất trong tháng”
trong các bảng cân đối Số tiền Tổ gia vị 1381(Thiếu+Hao Hụt) Phí (Bảng cân đối nguyên liệu) 1,462,440
641 (Phí) BCĐ thành phẩm gia vị 1,058,037
Xuất Cán Vị 1,057,972
Phí 65
Tổ Nồi Hơi 641 (Phí) Xuất khác (BCĐNL) 2,383,246
Tổ Soup 641 (Phí) Xuất khác (BCĐNL) 1,716,815
- Từ bảng trên cũng sẽ thấy, “xuất khác” chính là xuất cho bộ phận bán hàng nên không cần ghi chú là 641“Phí” có thể làm hiểu không rõ, chỉ ghi tên tài khoản cũng được rồi. Đối với những ai biết về lĩnh vực này thì cũng biết TK 641 (Chi phí bán hàng).