2. Lựa chọn thiết kế và phân tích nguyên lý từng khốiKhối cảm
2.4. Khối xử lý trung tâm
Khối xử lý trung tâm đợc thiết kế với thành phần chủ đạo là chíp vi điều khiển ATMEGA8535. Vi điều khiển này sẽ đảm nhận việc điều khiển các thiết bị ngoại vi - gửi thông tin đến các thiết bị ngoại vi và nhận lại các thông tin phản hồi. Ngoài vi điều khiển còn có thêm các thành phần phụ hỗ trợ cho vi điều khiển hoạt động.
2.4.1. Mạch reset
Mạch reset tạo ra một xung khởi tạo các thanh ghi và mạch điều khiển. Yêu cầu cơ bản đợc đặt ra là xung reset phải xuất hiện sau khi điện áp nguồn nuôi đã đạt đến một giá trị ổn định. Thông thờng mạch reset phải đảm bảo hai chức năng: + Tự động reset khi bật nguồn,
+ Tác động reset hệ thống khi cần thiết.
* Sơ đồ mạch:
Hình 39: Mạch reset
Điện trở R17 và C13 vừa có tác dụng tự động reset, chống rung cho nút ấn, đồng thời tăng hằng số thời gian mạch reset đề phòng trờng hợp điện áp nguồn tăng quá chậm.
Nút nhấn để tác động reset hệ thống khi cần thiết. Điốt 1N4148 tăng nhanh thời gian reset (thời gian phóng của tụ).
2.4.2. Mạch tạo dao động
Thực chất, các vi điều khiển họ AVR đã đợc tích hợp sẵn bộ dao động RC bên trong. Nếu yêu cầu ứng dụng đặt ra không cần có sự phân chia chính xác về mặt thời gian và tần số danh định cho ứng dụng khoảng 1MHz thì chỉ cần sử dụng bộ dao động RC nội.
Để phục vụ các yêu cầu cao hơn của ứng dụng ta lựa chọn phơng pháp sử dụng các linh kiện định thời bên ngoài, nh bộ cộng hởng thạch anh, bộ cộng hởng gốm điện áp, nguồn tín hiệu đồng hồ mức TTL...