QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG PHANH
4.2 QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH 1 Bàn đạp phanh bị hẫng.
4.2.1. Bàn đạp phanh bị hẫng.
Lọt khí, dò rỉ dầu:
Nguyên nhân: Không khí lọt vào trong hệ thống dẫn động thuỷ lực hoặc
do mức dầu phanh ở bình chức của xy lanh chính bị giảm, có thể do không kín khít bị dò rỉ dầu phanh khi đó thì phanh không nhậy vì bàn đạp bị hẫng.
Sửa chữa: Để khắc phục hiện tượng trên thì ta cần kiểm tra lại các đường
ống dẫn động và tiến hành xả không khí trong hệ thống ra ngoài ở các cơ cấu phanh bánh xe và xy lanh chính. Khi đã xả xong không khí ra ngoài thì quan sát mức dầu đổ thêm vào để tránh hiện tượng lọt thêm không khí vào trong hệ thống.
Chất lượng xả không khí được đánh giá bằng sự làm việc của bàn đạp phanh, khi mà bàn đạp phanh có tác dụng ở hành trình tự do cho phép thì quá trình xả không khí hoàn toàn đạt hiệu quả tốt.
Khe hở má phanh và trống phanh quá lớn:
Nguyên nhân: Khi chuyển động trên đường đi thì cần phải phanh nhiều do
vậy mà má phanh mòn một cách tự nhiên.
Sửa chữa: Để khắc phục hiện tượng này ta cần phục hồi bằng cách điều
chỉnh lại cơ cấu điều chỉnh khe hở như là điều chỉnh bánh lệch tâm và chốt lệch tâm. Khe hở ở khoảng cho phép là 0,1-0,15mm và bánh xe quay được dễ dàng.
Dầu phanh bị chảy:
Nguyên nhân: Do khi làm việc cấc đường ống dẫn dầu bị nứt hay vỡ làm
cho dầu trong hệ thống bị chảy ra hay các đầu nối không khít, cúp pen xy lanh bị hỏng, xy lanh bánh xe mòn hay bị rỗ.
Sửa chữa: Để khắc phục hiện tượng này ta cần kiểm tra lại và tìm ra chỗ
hư hỏng để sửa chữa.
Piston của xy lanh chính bị kẹt:
Nguyên nhân: Thường do bị bụi bẩn khi vận hành ô tô và trong quá trình
sửa chữa không thật tốt.
Một số nguyên nhân nữa là do bị xước các gờ cho nên khi làm việc chịu áp suất cao nên bị kẹt, mặt khác có thể là do các hạt dầu khi làm việc bị bẩn bám vào cho nên khi làm việc dầu dẫn theo bụi bẩn.
Sửa chữa: Để khắc phục hiện tượng này ta cần tháo ra để kiểm tra và bảo
dưỡng kỹ thuật sau đó thay dầu phanh mới.