Nhóm giải pháp về phương tiện và người lái

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 56)

3.3.1.1 Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đoàn phương tiện:

Bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn ngành 22TCN302-06 do Bộ giao thông vận tải ban hành các yêu cầu kỹ thuật của ô tô khách thành phố, để đảm bảo tính tiên tiến về chất lượng đoàn phương tiện xe buýt nội đô hoạt động trên địa bạn thành phố Hà Nội, đề án đề xuất bổ sung và cụ thể một số yêu cầu về thiết kế hình học cũng như tiêu chuẩn môi trường của phương tiện.

a. Thiết kế hình học phương tiện

Thiết kế bên ngoài.

Đối với xe buýt, thiết kế bên ngoài cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và các chức năng kỹ thuật cần thiết, vì thế cần phải xem xét những yếu tố sau:

+ Cửa sổ rộng để hành khách có thể quan sát từ bên trong và bên ngoài Kính trước cần đảm bảo độ cong cần thiết để giảm ma sát không khí khi chạy Bố trí hợp lý và dễ nhận biết các thông tin về tuyến xe buýt

Hình 3-2: Bố trí thông tin bên ngoài xe buýt

Cửa và chiều cao sàn xe.

Để đảm bảo khả năng tiếp cận cho hành khách cũng như đáp ứng nhu cầu trong giờ cao điểm, đối với xe buýt nội đô số lượng cửa lên xuống cần được bố trí trên cơ sở sức chứa thiết kế đảm bảo tỷ lệ tối thiểu là 20 hành khách/1 cửa và độ rộng cửa lớn (tối thiểu là 1200 mm đối với xe buýt tiêu chuẩn – kích thức 12 mx 2,5m) với số bậc lên xuống không quá 3 bậc tương đương với độ cao sàn xe tối đa là 740 mm (tương đương với chuẩn xe buýt sàn trung bình – Semi-lowfloor bus). Trong đề án này chưa đề xuất đưa xe sàn thấp vào hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó yếu tố giá phương tiện và đặc biệt là điều kiện địa hình và thời tiết của Hà Nội (hay xảy ra úng ngập cục bộ trong mùa mưa).

Phía trước : Số hiệu tuyến và điểm đến Phía sau: Số hiệu tuyến và ký hiệu an toàn

Bên phải: Số hiệu tuyến và sơ đồ hành trình tuyến

Hình 3-3: Thiết kế cửa và bố trí ghế ngồi xe buýt.

Thiết kế nội thất.

Thiết kế nội thất của phương tiện có ảnh hưởng quan trọng tới sức chứa, đặc biệt là việc bố trí ghế ngồi và tỷ lệ ghế ngồi/chỗ đứng. Tùy tuyến và đặc điểm hành khách, bố trí ghế ngồi của xe buýt nội đô có thể chọn 1 trong 5 phương án trình bày trong hình trên.

b.Tiêu chuẩn môi trường của phương tiện.

Trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 1327/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 1 phần III mục 8 “Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ” xác định phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường tương đường EURO 4 vào năm 2020.

Vì vậy, đề án xác định tiêu chuẩn môi trường của đoàn phương tiện đầu tư mới trong các giai đoạn như sau:

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 2010-2015 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu mức EURO III

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

Bảng 3-5: Mức phát thải ô nhiễm môi trường của động cơ diesel cho xe buýt và xe tải theo các tiêu chuẩn EURO.

Cần lưu ý là để đảm bảo các mục tiêu bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu thì một trong những loại khí thải quan trọng nhất gây hiệu ứng nhà kính là CO2 hiện tại không được xem xét tính toán trong các tiêu chuẩn EURO mà thường được tính toán trên cơ sở loại và lượng tiêu thụ nhiên liệu (xem ). Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao tiêu chuẩn môi trường của phương tiện, việc cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra.

Bảng 3-6: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu.

3.3.2 Quản lý lao động phục vụ VTHKCC .

a. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng lái phụ xe.

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đang phát triển rất mạnh mẽ, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề được đặt ra là phải nâng cao chất lượng của đội ngũ lái phụ xe buýt. Để làm được điều này, cần có những tiêu chí tuyển dụng riêng áp dụng cho đội ngũ lái xe buýt đô thị bên cạnh tiêu chuẩn chung của lái xe quốc gia.

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng đối với lái xe buýt: 1. Lái xe buýt:

a) Tuyển dụng mới: - Tiêu chuẩn về tuổi:

Đối với ô tô buýt từ 10 đến 30 chỗ ngồi: nam từ 24 tuổi đến 55 tuổi, nữ từ 24 tuổi đến 50 tuổi;

Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: nam từ 27 tuổi đến 55 tuổi, nữ từ 27 tuổi đến 50 tuổi.

- Tiêu chuẩn về hạng giấy phép lái xe:

Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: có giấy phép lái xe hạng E trở lên.

- Tiêu chuẩn về sức khỏe: Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế quận - huyện cấp.

- Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Tốt nghiệp phổ thông cơ sở (9/12) trở lên, hệ chính quy hoặc bổ túc văn hóa.

- Tiêu chuẩn về nhân thân: phải có lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp.

- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: có giấy chứng nhận tập huấn do Trường Cao đẳng Giao thông vận tải cấp và lớp bồi dưỡng hàng năm về nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

b) Đang hành nghề lái xe buýt:

Các lái xe buýt hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp xe buýt vẫn được tiếp tục hành nghề lái xe buýt nếu có giấy chứng nhận tập huấn do Trường Cao đẳng Giao thông vận tải cấp và lớp bồi dưỡng hàng năm về nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, phải đạt được các tiêu chuẩn của lái xe buýt quy định về hạng giấy phép lái xe, về sức khỏe, về nhân thân; đến đầu năm 2014 phải đạt được trình độ học vấn theo Quy định này.

2. Nhân viên phục vụ trên xe buýt:

a) Vị trí, chức trách và nhiệm vụ của nhân viên phục vụ trên xe buýt:

Nhân viên phục vụ trên xe buýt phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Quy định này; nhân viên phục vụ trên xe buýt có nhiệm vụ:

- Bán vé đúng giá; xé và đưa vé cho hành khách; kiểm tra vé đúng quy định; - Có thái độ phục vụ đúng mực, không phân biệt đối xử với hành khách sử dụng vé bán trước và người tàn tật;

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định. b) Quản lý nhân viên phục vụ trên xe buýt:

dụng khởi đầu trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi.

Tiêu chuẩn về sức khỏe: Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan quận - huyện cấp trong vòng 12 tháng nhưng không quá 2 tháng khi nộp hồ sơ xin việc.

Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12) trở lên, hệ chính quy hoặc bổ túc văn hóa.

Điều kiện về nhân thân: phải có lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp.

Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: có giấy chứng nhận tập huấn do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cấp.

- Đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt đang làm việc tại các doanh nghiệp: Các nhân viên phục vụ trên xe buýt hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp vẫn được tiếp tục hành nghề nếu có giấy chứng nhận tập huấn do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cấp, phải đạt được các tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ trên xe buýt quy định về sức khỏe, về nhân thân; đến đầu năm 2014 phải đạt được trình độ học vấn theo Quy định này.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt khi làm việc phải đeo bảng tên và mặc đồng phục, phải hiểu biết những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xe buýt, thông tin tuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ cho hành khách. Giúp lên xuống an toàn và ổn định chỗ ngồi cho hành khách, nhất là đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai; không nhận chở xe đạp, xe 02 bánh gắn máy trên xe buýt, hàng hóa cồng kềnh, hàng tanh hôi, lây nhiễm, súc vật, chất dễ cháy nổ.

b. Tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng lái phụ xe.

Nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe buýt là vấn đề rất quan trọng, quyết định chất lượng phục vụ hành khách. Tuy nhiên, bản thân những người lái xe buýt cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Với hiện trạng hạ tầng giao thông không theo kịp sự gia tăng phương tiện, công việc vận hành xe hàng ngày đối với lái xe buýt luôn là những thách thức.

Thách thức đến từ ùn tắc giao thông, thách thức đến từ những phương tiện lưu thông không an toàn trên đường phố đến thách thức làm sao hoàn thành đủ chuyến lượt, đi và đến đúng giờ trong điều kiện giao thông cực kỳ phức tạp.

Trong thành phố, số tuyến đường dành riêng cho xe buýt rất ít, hạ tầng của xe buýt thậm chí còn bị các thành phần khác chiếm dụng làm chỗ bán hàng, kinh doanh. Các phương tiện tham gia giao thông theo dòng hỗn hợp trên một làn, một tuyến khiến cho an toàn giao thông không được đảm bảo.

Trong khi đó, phần lớn phương tiện đều có những hạn chế nhất định về kết cấu và đặc điểm kỹ thuật làm ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe buýt đô thị. Nhược điểm chủ yếu của các xe hiện nay là hộp số cơ khí khiến cho lái xe rất vất vả khi thao tác trong điều kiện giao thông phức tạp và bất thường như ở Hà Nội.

Thời gian làm việc của lái xe buýt cũng khá dài lại diễn ra trong điều kiện làm việc không thuận lợi khiến công việc của lái xe trở nên căng thẳng và nặng nhọc. Điều khiển xe an toàn đã là một nỗ lực lớn do đó đòi hỏi lái xe buýt phải văn minh, lịch sự trong ứng xử ở mọi nơi mọi lúc là điều rất khó.

Muốn có được những người lái xe giỏi cả chuyên môn, có thể làm việc trong môi trường áp lực cao và luôn ứng xử văn minh, phải có sự thay đổi trong tuyển dụng và đào tạo nhân lực. Nói một cách rõ hơn là hiện nay, Hà Nội chưa có được một đội ngũ lái xe buýt chuyên nghiệp đơn giản vì chúng ta chưa có bất kỳ tiêu chí nào áp dụng riêng cho lái xe buýt ngoài tiêu chuẩn lái xe quốc gia.

Hiện tại, do thiếu hụt nhân lực, các doanh nghiệp phải chấp nhận tuyển dụng lái xe từ các địa phương khác. Mỗi doanh nghiệp tuyển dụng một kiểu hoàn toàn không có tiêu chuẩn thống nhất. Về cơ bản, đội ngũ lái xe buýt được tuyển dụng theo đúng tiêu chuẩn, đáp ứng những quy định chung của Luật Lao động và quy định quản lý lái xe của quốc gia.

Tuy nhiên, phần lớn trong số họ mặc dù có phản ứng nghề nghiệp và sức khỏe tốt nhưng lại hạn chế về kỹ năng lái xe buýt đô thị. Kỹ năng là hoạt động mang những đặc trưng riêng liên quan mật thiết tới trật tự an toàn giao thông không chỉ của xe buýt mà còn cả các thành phần tham gia giao thông khác.

Trong khi đó, số lượng lái xe ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 60%, không những thiếu kỹ năng lái xe buýt đô thị mà còn có rất nhiều hạn chế trong việc am hiểu giao thông Hà Nội cũng như thiếu kinh nghiệm lái xe trong môi trường giao thông đô thị.

Chính vì vậy, đã đến lúc cần phải có các quy định về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo lái xe buýt. Để đội ngũ lái xe buýt thực sự chuyên nghiệp, trước khi được tuyển dụng làm lái xe buýt chính thức, các lái xe phải được đào tạo theo chương trình dành riêng cho lái xe buýt sau đó có chứng chỉ chuyên môn lái xe buýt do cơ quan có thẩm quyền cấp. Muốn làm được điều đó, thành phố cần thành lập một trung tâm đào tạo có đầy đủ cơ sở vật chất cùng đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm.

Chương trình đào tạo chuyên môn cho lái xe buýt có nội dung phù hợp và sát với thực tế cũng cần được soạn thảo sớm.

c. Thực hiện nghiêm chỉnh công tác khen thưởng và xử phạt vi phạm với lái phụ xe VTHKCC bằng xe buýt.

Hiện nay công tác phát hiện những sai phạm của lái phụ xe trong việc vận tải hành khách cộng thường được phản ánh qua 2 kênh thông tin: phản hồi qua đường dây nóng của doanh nghiệp và trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị; qua việc thanh tra, giám sát trên tuyến. Các lỗi vi phạm chủ yếu như sau:

Xe không ghi đầy đủ các ký hiệu, thiếu trang thiết bị PCCC, thùng rác...; Nhân viên thu tiền nhưng không đưa vé hoặc quay vòng vé; Nhân viên vô tình hoặc cố tình bỏ sót không thu tiền vé; Thu tiền vé quá mức quy định; Không đón khách tại các điểm quy định, có thái độ ứng xử không công bằng với hành khách đi vé tháng; Đậu đỗ không đúng điểm dừng, quá thời gian quy định; Báo khống tuyến; Chạy không đúng lộ trình, bỏ chuyến; Máy lạnh còn sử dụng được nhưng không bật; có thái độ bạo hành hoặc mất lịch sự với khách…

Các vi phạm trên có mức độ nghiêm trọng khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và hình ảnh của một phương thức vận tải văn minh của thế giới hiện đại. Vì vậy, việc xây dựng quy chế thưởng phạt phân minh, rõ ràng, có tính chất thuyết phục đang là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý VTHKCC.

3.4 Nhóm giải pháp quản lý chất lượng theo hành trình.3.4.1 Quản lý chất lượng phục vụ trước và sau hành trình. 3.4.1 Quản lý chất lượng phục vụ trước và sau hành trình.

Để quản lý sản phẩm vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cần phải triển khai các bước và các công đoạn của quá trình vận tải. Việc thực hiện sản xuất vận tải phải được thực hiện theo một quy trình nhất định. Chính vì vậy các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cần tuân thủ quy trình sản xuất chung để đảm bảo được yêu cầu , nâng cao được chất lượng.

* Phần thực hiện tại doanh nghiệp

Bộ phận điều độ doanh nghiệp

- Căn cứ vào thời gian biểu chạy xe tiến hành lập kế hoạch chạy xe trên tuyến. - Chuẩn bị nhân lực điều hành khi có sự cố xảy ra.

- Cấm lệnh vận chuyển, vé lượt cho nhân viên bán vé trên xe.

- Thu hồi lệnh đó sử dụng, thanh quyết toán vé lượt, thu tiền bán vé từ nhân viên bán vé. Bộ phận điều độ Đầu A (B) (1) Vận hành trên tuyến (2) Đầu B (A) (3)

Đầu A (B) Vận hành trên Đầu B (A) Bộ phận điều độ vận tải

Bộ phận quản lý phương tiện

- Căn cứ vào kế hoạch chạy xe trên tuyến tiến hành cấp đầy đủ nhiên liệu cho xe hoạt động trên tuyến.

- Lái xe kiểm tra phương tiện trước và sau khi hết ca làm việc.

- Gara tiến hành giao nhận phương tiện cùng các giấy tờ xe với công nhân lái xe khi xe ra hoạt động và khi hết ca làm việc.

- Tiến hành vệ sinh phương tiện.

- Báo cáo tình trạng kỹ thuật phương tiện, tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo định kỳ, sửa chữa đột xuất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w