THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
2.2.2.1. Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Cơ sở phân loại: Dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi suất thay đổi.
Kì hạn định giá lại được lựa chọn là 1 năm
• Những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 3, 6, 9, 12 tháng, các khoản vốn điều hòa. Đây là những khoản NH tái tài trợ trong vòng 1 năm, do đó chúng thuộc TSN nhạy cảm lãi suất (RSL)
• Các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) sẽ được tái đầu tư trong năm; tất cả các khoản vay trung dài hạn được tính lãi suất thả nổi dược tái đầu tư trong năm. Vì vậy chúng thuộc TSC nhạy cảm lãi suất (RSA)
Do sự biến động của lãi suất nội tệ và ngoại tệ là không hoàn toàn giống nhau nên để đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro lãi suất của NH việc tính toán RRLS cần được tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ.
Bảng 2.6 – Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm lãi suất (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
RSA 46.351 137.718 167.516
Cho vay trung, dài hạn 7.871 20.069 27.395 RSL 60.874 155.518 257.629 1-3 tháng 40.112 60.863 90.340 3-6 tháng 19.955 63.104 111.526 6-12 tháng 8.070 31.551 55.763
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010)
Chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên ta có bảng sau
Bảng 2.7 – Giá trị TSC, TSN ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) nhạy cảm lãi suất
(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 RSL 5.118 21.730 19.104 1-3 tháng 2.559 10.865 9.552 3-6 tháng 1.535 6.519 5.731 6-12 tháng 1024 4.346 3.821
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010)