Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất (Trang 44 - 47)

THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG

2.2.2.4. Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh qua các năm

Từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng nội tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất nội tệ thay đổi là:

∆NII1 = RSA1 . ∆RA1 – RSL1 . ∆RL1

Với:

∆NII1 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

RSA1: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL1 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất

∆RA1 , ∆RL1: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với

lãi suất bằng nội tệ.

Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.6) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.8 và 2.9) vào công thức (2.5) ta có bảng sau:

Bảng 2.11 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS nội tệ qua các thời kỳ

Năm RSA1 (triệu đồng) ∆RA1 (%) RSL1 (triệu đồng) ∆RL1 (%) ∆NII1 (triệu đồng) 2008 66.351 1,73 50.874 1,95 15.583 2009 137.718 -0,56 155.518 -0,42 - 11.805 2010 167.516 0,61 257.629 0,4 - 867 (2.5)

Tương tự cũng từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng ngoại tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất ngoại tệ thay đổi là:

∆NII2 = RSA2 . ∆RA2 – RSL2 . ∆RL2

Với:

∆NII2 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

RSA2: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL2 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất

∆RA2 , ∆RL2: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.7) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng ngoại tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.10) vào công thức (2.6) ta có bảng sau:

Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS ngoại tệ qua các thời kỳ

Năm RSA2 (triệu đồng) ∆RA2 (%) RSL2 (triệu đồng) ∆RL2 (%) ∆NII2 (triệu đồng) 2008 0 5.118 0,81 - 4.146 2009 0 21.730 - 0,44 9.561 2010 0 19.104 0,31 - 5.922

Tổng mức RRLS mà chi nhánh phải gánh chịu gồm RRLS nội tệ và ngoại tệ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS của chi nhánh qua các thời kỳ

(đơn vị: triệu đồng)

Thời kỳ ∆NII = ∆NII1 + ∆NII2

Năm 2008 15.583 + (- 4.146) = 11.437

Năm 2009 (-11.805) + 9.561 = - 2.244

Năm 2010 (- 867) + (- 5.922) = - 6.789

Nhận xét:

Kết quả tính toán cho thấy đối với bộ phận tài sản nội tệ, trong cả 3 năm chi nhánh đều có mức chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm lãi suất lớn, tuy nhiên chi nhánh chỉ gặp rủi ro năm 2009 và 2010. Do chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm và 2 năm 2009, 2010 lãi suất thị trường tăng gây tổn thất cho chi nhánh, cụ thể, năm 2009 là 2.244 triệu đồng và năm 2010 là 6.789 triệu đồng. Năm 2008, chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương kết hợp với lãi suất thị trường tăng đã làm tăng thu nhập của chi nhánh 15.583 triệu đồng.

Đối với bộ phận tài sản ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất, do chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên khe hở nhạy cảm lãi suất luôn âm. Năm 2009 do lãi suất thị trường giảm kết hợp với khe hở nhạy cảm lãi suất âm nên thu nhập của ngân hàng tăng 9.561 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2008 và 2010 lãi suât tăng đã làm thiệt hại của NH là 4.146 triệu đồng và 5.922 triệu đồng..

Tổng hợp mức độ rủi ro lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ thì chi nhánh chỉ gặp rủi ro lãi suất các năm 2009 và 2010 với mức độ tổn thất thu nhập lãi ròng lên đến 2.244 triệu đồng và 6.789 triệu đồng. Trong năm 2009 lãi suất nội tệ trên thị trường liên tục tăng tuy nhiên xét mức thay đổi trung bình thì lãi suất năm 2009 đã giảm so với năm 2008, Điều này làm cho chi nhánh phải chịu tổn thất lớn 11.805 triệu đồng. Ngược lại với nội tệ, trong năm 2009 lãi suất ngoại tệ giảm đã tạo cho chi nhánh thu nhập lớn 9.561 triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng thu nhập từ ngoại tệ không đủ để bù đắp mức thiệt hại từ nội tệ nên xét về tổng thể năm 2009 chi nhánh vẫn phải chịu tổn thất. Các tháng đầu năm 2010 duy trì đà tăng lãi suất

của năm 2009, sau đó lã suất ổn định ở các quý II, III, tuy nhiên 2 tháng cuối năm các ngân hàng lại bước vào cuộc chạy đua lãi suất mới. Do đó, xét về tổng thể thì lãi suất năm 2010 tăng so với năm 2009, và với việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ âm thì chi nhánh chịu tổn thất nặng nề: 867 triệu đồng nội tệ và 5.922 ngoại tệ. Riêng năm 2008 chi nhánh có thu nhâp là 11.437 triệu đồng là nhờ thu nhập từ nội tệ lớn 15.853 triệu đồng đủ để bù đắp thiệt hại từ ngoại tệ 4.146 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w