Khả năng thắng thầu trong xây lắp được thể hiện là việc trong môi trường chung, doanh nghiệp sử dụng những lợi thế của mình để ghi điểm với chủ đầu tư. Có ba chỉ tiêu chính.
Chỉ tiêu này thể hiện khá khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được hiệu quả, chất lượng công việc dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng các công trình trúng thầu.
Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.Tỷ lệ này được tính như sau:
- Tính theo số dự án ( hoặc số gói dự thầu )
Trong đó: T1: Là tỉ lệ trúng thầu theo lần số tham gia đấu thầu. Dtt: Là số dự án ( số gói thầu ) thắng thầu
Ddt: Là số dự án ( số gói thầu ) dự thầu - Tính theo gía trị dự án
Trong đó: T2 là tỷ lệ trúng thầu theo giá trị dự án Gtt: là giá trị các dự án trúng thầu Gdt: Là giá trị các dự án dự thầu
1.4.2 Kết quả đấu thầu của công ty trong giai đoạn 2006 - 2008
Kết quả đấu thầu
Sau khi quy chế đấu thầu được ban hành thị trường xây dựng trở nên sôi động, trong đó có cả sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Đấu thầu đã trở thành phương tiện chính để nhận hợp đồng xây lắp.
Tuy mới thành lập nhưng bằng sự nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty cùng với sự giúp đỡ của TCT xây dựng công trình giao thông 1, công ty đã tham gia đấu thầu nhiều dự án (gói thầu) có giá trị. Tất nhiên bên cạnh những thành công thì cũng có những thất bại, tuy nhiên điều đó
Σ Dtt T1 = × 100% Σ Ddt Σ Gtt T2 = × 100% Σ Gdt
lại giúp cho công ty có thêm nhiều kinh nghiệm cho những dự án ( gói thầu ) sau này.
Một sồ gói thầu tiêu biểu mà công ty đã tham gia trong 3 năm gần đây:
• Năm 2006: + Gói 1 – cầu giẽ Ninh Bình ( trúng thầu ) + Gói 5 – Cầu Giẽ Ninh Bình ( trượt thầu ) + Gói R9 – Tây Thanh Hóa ( trượt thầu ) + Gói 127 – Lai Châu ( trúng thầu )
+ Gói 1A – Tái định cư Thái Nguyên ( trượt thầu ) + Gói 10 – Mù Căng Chải ( trượt thầu )
………....
• Năm 2007: + Gói 3 – Nền đường sắt Phả Lại ( trượt thầu ) + Gói 2B – Xây dựng 7 cầu đường sắt ( trúng thầu ) + Gói 78 – Đường Campuchia (trúng thầu )
+ Gói 3 – Đường 37 ( trúng thầu )
+ Gói 6 – Cầu Giẽ Ninh Bình ( trượt thầu ) + Gói 7 – Đường 4 ( trượt thầu )
………
• Năm 2008:+Gói thầu số 7- Xây dựng đoạn Km227+250- Km236+500, Lâm Đồng, Ninh Thuận ( trúng thầu ) + Gói thầu xây lấp công trình đại lộ Thịnh Lang- thành phố Hải Dương ( trượt thầu )
+ Đương 3 Hà Nội – Thái Nguyên + Gói 12 – Đường 279
………
Có thể tóm tắt số lượng dự án ( gói thầu ) mà công ty đã tham gia trong 3 năm qua ( 2006 – 2008) qua bảng sau.
BẢNG 1.10: KẾT QUẢ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006- 2008
Năm
Dự thầu Trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu
Số lượng ( Ddt ) ( gói ) Giá trị ( Gdt ) (Triệu đồng) Số lượng ( Dtt ) ( gói ) Giá trị ( Gtt ) (Triệu đồng) Theo Số lượng ( % ) Theo giá trị ( % ) 2006 12 617,598 2 97,231 16.67 15.57 2007 11 1973,268 3 325,831 27.27 16.51 2008 14 2854,953 3 586,045 20.42 20.52
( Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch ) Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy tỷ lệ thắng thầu của công ty là:
- Tính theo số dự án : thì tỷ lệ này biến động không đồng đều theo các năm. Năm 2006 tỷ lệ này là 16.67% nguyên nhân là do mới thành lập công ty chưa đủ kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ dự thầu, cũng như thu thập còn thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh, giá cả nguyên vật liêu… khiến giá bỏ thầu cao hơn các đối thủ khác nên chỉ trúng 2 gói thầu. Đến năm 2007 thì công ty tham gia ít gói thầu hơn ( chỉ 11 gói thầu ) tuy nhiên tỷ lệ thắng thầu lại là 27.27%. Theo các chuyên gia thì với tỷ lệ thắng thầu khoảng 30% là rất tốt. Điều này đã chứng tỏ nỗ lực của công ty. Đến 2008 thì tỷ lệ lại giảm xuống thấp hơn năm 2007, chỉ chiếm 20.42%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tham gia đấu thầu nhiều dự án khiến nguồn lực bị phân tán, không tập trung được nhiều vào mỗi gói thầu khiến việc tham gia đấu thầu 14 gói thì trúng 3 gói. Mặt khác là do