Cán bộ tín dụng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK (Trang 25 - 29)

1.1. Cán bộ tín dụng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng. khách hàng.

1.2. Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng như:

• Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động.

• Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua các thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay (thuận lợi khó khăn của ngành nghề nói chung và của khách hàng nói riêng ).

• Phương án vay, nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất), dự kiến phướng án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)…

• Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh của khách hàng.

1.3. Nhân viên A/O thông báo cho khách hàng các thông tin:

• Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay.

• Các thông tin công khai khác về ngân hàng.

1.4. Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp hồ sơ cần thiết để phục vụ công tác thẩm định.Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc lập các mẫu biểu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết.

 Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

2.1. Cán bộ tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng về nội dung cần phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ.

2.2. A/O tiếp nhận hồ sơ, lập 02 giấy biên nhận (giao 01 bản cho khách hàng, giữ 01 bản).

2.3. A/O bàn giao hồ sơ tài sản đảm bảo cho phòng Thẩm định tài sản đảm bảo để thẩm định giá trị tài sản đảm bảo (Công việc này cần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ tài sản bảo đảm).

 Bước 3: Thẩm định khách hàng.

3.1. Nhân viên A/O thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư:

a. Thẩm định khách hàng.

• Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng.

• Thẩm định về tư cách, lai lịch, trình độ, uy tín người vay (chủ doanh nghiệp). Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển, uy tín doanh nghiệp…..

• Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính.

• Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.

3.2. Nhân viên thẩm định tài sản thẩm định tài sản đảm bảo.

a. Nhân viên thẩm định tài sản nhận Giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ tài sản đảm bảo từ Phòng A/O.

b. Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản đảm bảo để:

• Nắm thông tin khái quát về tài sản.

• Hẹn thời gian để tiến hành thẩm định.

• Đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần).

• Đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản.

c. Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản. d. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản đảm bảo.

e. Đánh giá hiện trạng của tài sản. f. Đánh giá giá trị tài sản.

g. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo. h. Lập biên bản định giá tài sản đảm bảo.

i. Nhân viên thẩm định tài sản yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung các giấy tờ pháp lý có liên quan.

 Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng.

4.1. Nhân viên A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ.

4.2. Nhân viên thẩm định tài sản lập báo cáo thẩm định tài sản, chuyển trưởng phòng ký duyệt.

4.3. Nhân viên A/O nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên thẩm định tài sản, tập hợp bộ hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận tài sản bảo đảm).

4.4. Ngay sau khi Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng duyệt hồ sơ, nhân viên A/O báo cáo trưởng phòng nội dung chỉ đạo hoặc sửa và lập thông báo cho khách hàng.

 Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

5.1. Ngay sau khi nhận được nghị quyết, nhân viên A/O lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo.

5.2. Nhân viên thẩm định tài sản soạn hợp đồng bảo đảm tiền vay, Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm, Giấy uỷ quyền ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và Giấy giới thiệu.

5.3. Nhân viên thẩm định tài sản liên hệ với khách hàng để đến Ngân hàng hoặc Cơ quan công chứng ký Hồ sơ tài sản đảm bảo.

5.4. Nhân viên A/O nhận lại bộ hồ sơ tài sản đảm bảo đã hoàn thiện, lập 03 phiếu nhập kho, thực hiện nhập kho tài sản đảm bảo. Trưởng phòng A/O ký kiểm soát.

5.5. Nhân viên A/O lập và trình lãnh đạo Phòng, Ban tổng giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng.

 Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng.

6.1. Nhân viên A/O chuyển 01 bản chính Hợp đồng tín dụng+khế ước vay và các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân.

6.2. Nhân viên giao dịch kiểm tra tính hợp lệ, hướng dẫn khách hàng viết uỷ nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, tiến hành giải ngân và hạch toán nội, ngoại bảng, chuyển tiền……

6.3. Nhân viên A/O nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học.

 Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay.

Trong bước này nhân viên A/O phải thực hiện những việc sau:

• Thông báo và đôn đốc trả lãi hàng tháng.

• Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn.

• Đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi (nếu có đơn đề nghị của khách hàng).

 Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ.

8.1. Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên A/O có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan biết.

8.2. Nhân viên A/O lập Giấy đề nghị giải toả tài sản đảm bảo kèm tờ trình thanh lý đã được phê duyệt, 01 bản sao Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển Phòng thẩm định tài sản để làm thủ tục giải chấp.

8.3. Nhân viên A/O đóng lại từng tập Hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển Trưởng phòng ký xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm giải ngân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w